BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, 2019 1120 lượt xem Chia sẻ bài viết:

LỜI MỞ ĐẦU

Theo như đúng tên gọi của nó, một Bệnh viện ra đời đảm bảo tầm cỡ quốc tế, Hòa Bình Xanh và đặt tại Bình Dương (Việt Nam). Do đó,  sẽ có 4 đặc trưng như sau:

  1. Bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn quốc tế (Standard):

Tiêu chuẩn quốc tế hiểu theo 2 khía cạnh. Một là những sản phẩm về chăm sóc sức khỏe phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, có nghĩa là một khi con người được Bệnh viện chăm sóc đầy đủ các yêu cầu dịch vụ tối đa theo tiêu chuẩn quốc tế (nghĩa là có “tầm”). Hai là, để đạt được được tiêu chuẩn quốc tế về những điều kiện thuốc, thiết bị, nơi chữa trị, điều dưỡng …phải ở một trình độ cao, đạt tiêu chuẩn tiên tiến, thì đội ngũ thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe con người phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về chuyên môn nghiệp vụ, về tinh thần thái độ phục vụ phải đạt được cái “tâm”.  Tiêu chuẩn quốc tế của đội ngũ phục vụ từ cán bộ quản lý, đến đội ngũ chữa bệnh, chăm sóc… nói gọn lại là phải vừa có tầm, vừa có tâm. Có như vậy sản phẩm của Bệnh viện mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.

  1. Bệnh viện phải có tầm nhìn dài hạn (Vision):

Tầm nhìn dài hạn có nghĩa là một Bệnh viện được xây dựng ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển, nhưng đang từng bước Hội nhập với thế giới, do đó, phải có một tầm nhìn hướng tới một thế giới văn minh, vì mục tiêu phát triển con người phải có cuộc sống chất lượng cao. Muốn có cuộc sống chất lượng cao, trước hết sức khỏe phải được chăm sóc chu đáo; phải được sống trong một môi trường tự nhiên và xã hội tốt. Môi trường tự nhiên tốt là phải có môi trường gần gũi hòa mình với thiên nhiên. Môi trường xã hội tốt là con người với con người phải được sống trong sự chia sẻ, chan hòa lẫn nhau. Do đó, ngay từ khi hình thành và xây dựng bệnh viện phải chú trọng đến nguồn nhân lực làm việc với Bệnh viện một tầm nhìn dài hạn, mới thực hiện được mục tiêu dài hạn là: vì hạnh phúc con người trong một cộng đồng thế giới văn minh.  

  1. Bệnh viện phải tinh túy (Elite):

Tinh túy ở đây được hiểu là một sự chắt lọc những tinh hoa của nhân loại thể hiện trong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ từ quản lý đến thầy thuốc, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân cũng như đội ngũ phục vụ ở Bệnh viện. Đội ngũ này có thể được tập hợp từ tất cả mọi nơi trên thế giới và ngay cả Việt nam, miễn là có tâm huyết để phục vụ con người. Từ những chắt lọc đó sẽ thu hút được những tinh hoa, tiến bộ, sáng tạo của cộng đồng thế giới trong mọi lĩnh vực; đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, theo tinh thần “Mỗi người vì mọi người và Mọi người vì mỗi người”. Đây là sự tinh túy của phẩm chất con người hướng tới đỉnh cao của hạnh phúc con người.

  1. Bệnh viện phải mang sắc thái độc đáo (Cachet):

Độc đáo ở đây không có nghĩa đơn thuần là khác người, mà có nghĩa kết tinh của 3 tiêu chí trên thể hiện từ việc thiết kế, xây dựng, đến thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, thể hiện tính riêng có của một bệnh viện Hòa Bình Xanh. Kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa Việt Nam, hòa trộn với văn hóa thế giới trong một thể thống nhất, hòa quyện nhau. Bố trí cảnh quan thiên nhiên, tự nhiên, mang tính độc đáo, nhưng không lập dị, cách biệt giữa các nền văn hóa thế giới. Từ đó thể hiện Bệnh viện Hòa Bình Xanh Bình Dương là một nơi có tính nhân văn cao trên cơ sở hài hòa lợi ích của các cộng đồng trong không gian của một Bệnh viện.

Tính độc đáo của nhân văn được thể hiện trong tư duy, trong trang trí mang sắc thái riêng có của Bình Dương, của Việt Nam.

Tính độc đáo trong lợi ích xã hội của cộng đồng được thể hiện trong thiết kế xây dựng sử dụng vật liệu sẵn có của địa phương; không du nhập vật liệu từ nơi xa mà địa phương có thể cung ứng được.

Tính độc đáo trong lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương còn thể hiện ở việc sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm tại chỗ và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ như gốm sứ Bình Dương, cây cảnh, cây ăn trái địa phương, hỗ trợ người nghèo và người có công…trong suốt quá trình từ khi bắt đầu xây dựng và quá trình hoạt động của Bệnh viện. Điều này thể hiện sự tồn tại và phát triển của Bệnh viện Hòa Bình Xanh ngày càng bền vững theo thời gian và không gian.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN

1.1 Pháp nhân và pháp lý của Chủ đầu tư

Tên chủ đầu tư:

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Hòa Bình Xanh.

Địa chỉ trụ sở chính: Số 174/7 Lý Tự Trọng,  Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Số tài khoản :

Điện thoại:  083 823 8401               Fax: 083 823 8401

Email: gstskimtan@yahoo.com; support@bvqthoabinhxanh.com

Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng nhà các loại

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông VŨ TẤN CƯỜNG

1.2 Tên Dự án đầu tư

Tên dự án đầu tư là BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH BÌNH DƯƠNGQUY MÔ 1000 GIƯỜNG TRONG KHU DÂN CƯ HÒA LÂN XÃ THUẬN GIAO, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN

2.1 Căn cứ pháp lý

– Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội.

– Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội.

– Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

– Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

– Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

– Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

– Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

– Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2011 số 02/NQ-CP ngày 07/01/2012 của Chính phủ.

– Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2012 số 12/NQ-CP ngày 09/05/2012 của Chính phủ.

– Thông báo số 62/TB-VPCP ngày 27/2/2012 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012, Lễ kỷ niệm 57 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, sơ kết một năm thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của ngành y tế.

– Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 14/3/2012 về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về phương án phân bổ vốn TPCP giai đoạn 2012-2015, kế hoạch 2012 và bố trí nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

2.2 Căn cứ thực tiễn

– Tình hình quá tải bệnh viện.

– Cơ sở mạng lưới khám chữa bệnh và nguồn lực hiện có.

– Số lượng bệnh nhân mắc bệnh nan y tăng mạnh phải chữa trị ở các bệnh viện nước ngoài.

– Những dự án, đề án đầu tư hiện đang được triển khai.

2.3 Căn cứ dự báo

– Xu hướng tiếp tục gia tăng nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh, đặc biệt là sự già hóa dân số dẫn tới tăng nhu cầu, sự chuyển đổi dịch tễ sang mô hình bệnh tật không lây nhiễm (tim mạch, ung bướu, chuyển hóa có ngày nằm điều trị kéo dài), sự tăng độ bao phủ của chương trình bảo hiểm y tế toàn dân.

– Sự phát triển kinh tế xã hội, của nền kinh tế thị trường và môi trường pháp lý làm cho giao thông thuận tiện hơn, người dân có thu nhập tăng lên nên gia tăng nhu cầu được khám chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa tuyến cuối.

– Căn cứ số liệu thống kê hoạt động của bệnh viện trong 5 năm gần đây, số lượt khám bệnh, chữa bệnh năm sau tăng hơn năm trước khoảng 10%.

2.4 Danh mục các bệnh viện ưu tiên phát triển đến năm 2015 và năm 2020 của Nhà nước

STT Tên bệnh viện Số giường bổ sung Dự kiến hoàn thành Nhu cầu vốn bổ sung (tỷ đồng)
I Bệnh viện tuyến trung ương 6.650   10.700
1 Bệnh viện K 1000 2013 1040
2 Bệnh viện Nhi trung ương 600 2015 1300
3 Bệnh viện Bạch Mai 1500
Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Trung tâm Ung bướu 500 2015
Cải tạo Khoa khám bệnh
Xây dựng cơ sở 2 1000 2020 2000
4 Bệnh viện Chợ Rẫy
Trung tâm Ung bướu 300 2015 700
Cải tạo Khoa khám bệnh
Xây dựng cơ sở 2 1000 2020 2000
5 Bệnh viện đa khoa trung ương Huế 500 2014 340
Trung tâm Ung bướu;
Trung tâm y tế quốc tế và điều trị theo yêu cầu
6 Bệnh viện Phụ sản trung ương
Xây dựng khu điều trị 500 2013 100
Xây dựng cơ sở 2 500 2020 1000
7 Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức
Mở rộng khu điều trị 400 2013
Xây thêm phòng mổ
8 Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí  150 2015 330
9 Trung tâm Tiêu hóa và trung tâm Ung bướu – Bệnh viện E   200 2015 390
II Sở Y tế thành phố Hà Nội 1.700   4.620
1 Bệnh viện Ung bướu
Nâng cấp tại chỗ 2012 220
2 Bệnh viện Thanh Nhàn
Nâng cấp tại chỗ 2015 450
3 Bệnh viện đa khoa Đống Đa
Nâng cấp tại chỗ 2015 100
4 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
Nâng cấp tại chỗ 2015 200
Xây dựng cơ sở 2 500 2015 1000
5 Bệnh viện Phụ sản
Nâng cấp tại chỗ 2015 450
Xây dựng cơ sở 2 400 2020 800
6 Bệnh viện Nhi 500 2015 1000
7 Bệnh viện Tim
Xây dựng cơ sở 2 300 2015 400
III Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh  

 3.000

  4.650
1 Bệnh viện ung bướu
Nâng cấp, mở rộng tại chỗ 150
Bổ sung giường bệnh từ bệnh viện Quận 2 150 30
Xây dựng cơ sở 2 tại Quận 9 1000 2015 2000
2 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Bổ sung giường bệnh từ bệnh viện Bình Tân, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện An Phú 250 20
Xây dựng bệnh viện mới 500 2014 1000
3 Bệnh viện Nhi đồng 1
Bổ sung giường bệnh từ bệnh viện Bình Tân 50
Xây dựng thêm bệnh viện Nhi 1000 2015 900
4 Bệnh viện Nhi đồng 2
Nâng cấp, mở rộng tại chỗ 550
Bổ sung giường bệnh từ BV Quận 2 50
  Tổng cộng 11.350   19.970

 

2.5 Danh mục bệnh viện vệ tinh và lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2012-2015

 

STT Lĩnh vực chuyên môn ưu tiên Đơn vị hỗ trợ Số Khoa/BV vệ tinh
1 Ung bướu 1.      BV K;

2.      BV Ung bướu TP.HCM;

3.      TT Ung bướu, BV Bạch Mai.

 

15

 

2 Ngoại khoa/ Chấn thương chỉnh hình

 

1.      BV HN Việt Đức;

2.      BV Chợ Rẫy;

3.      BV Nhân dân Gia định TP Hồ Chí Minh;

4.      BV Chấn thương chỉnh hình Tp Hồ Chí Minh.

 

30

 

3 Tim mạch 1.      BV Bạch Mai (Viện Tim mạch);

2.      Bệnh viện E (Trung tâm Tim mạch);

3.      BV Chợ Rẫy;

4.      BV TW Huế;

5.  BV ND Gia Định TP Hồ Chí Minh.

 

15

 

 

 

4 Sản 1.      BV Phụ sản Trung ương;

2.      BV Từ Dũ.

20
5 Nhi khoa 1.      BV Nhi Trung ương;

2.      BV Nhi Đồng 1;

3.      BV Nhi Đồng 2.

 

20

 

3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

3.1 Thiếu hệ thống bệnh viện trong cả nước

Hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội. Hệ thống bệnh viện hiện nay phần lớn là các bệnh viện do Nhà nước quản lý. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 1.162 bệnh viện, chưa kể các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý.

Bảng 1. Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện (năm 2011)

Tuyến bệnh viện Tổng số Bệnh viện Tổng số giường bệnh
Số lượng % Số lượng %
Bệnh viện tuyến trung ương     39 3,4 20,924 11.3
Bệnh viện tuyến tỉnh 382 32,9 92,857 50.1
Bệnh viện tuyến huyện 561 48,3 57,048 30.8
Bệnh viên ngành 48 4,1 7,572 4.1
Bệnh viện tư nhân 132 11,4 6,941 3.7
Tổng 1162 100 185,342 100

Các bệnh viện công lập của ngành y tế chiếm chủ yếu, khoảng 87% tổng số bệnh viện, được chia thành 3 tuyến gồm tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tuyến trung ương dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, tuyến tỉnh và tuyến huyện do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Số lượng bệnh viện ở 3 tuyến có tỷ lệ tương ứng 1:9:18.

Tổng số giường bệnh của toàn hệ thống bệnh viện năm 2011 là 185.342 giường bệnh, tương ứng với tỷ lệ 21,1 giường bệnh trên 1 vạn dân.

Tỷ lệ giường bệnh của các tuyến trung ương / tỉnh / huyện tương ứng là: 11% : 50% : 31% trên tổng số giường bệnh cả nước. Bệnh viện thuộc các Bộ, ngành chiếm 4,1% tổng số giường bệnh. Bệnh viện tư nhân chiếm 3,7% tổng số giường bệnh.

Số cơ sở khám chữa bệnh và số giường bệnh tăng tương đối đều qua các năm, từ 883 cơ sở khám chữa bệnh năm 2004 tăng lên 1.162 bệnh viện năm 2011 và từ 122.648 giường bệnh năm 2004 (không kể giường tuyến xã, phường) tăng lên 185.342 giường bệnh năm 2011. Trong đó, số tăng của khối bệnh viện tư nhân chiếm tới 50% tổng số tăng thêm của bệnh viện nói chung.

Sau khi ban hành Pháp lệnh Hành nghề Y, Dược tư nhân, từ năm 1997 hệ thống bệnh viện tư nhân bắt đầu được hình thành. Để khuyến khích đầu tư, phát triển bệnh viện tư tham gia công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển bệnh viện tư. Sự phát triển của bệnh viện tư trong 15 năm qua từ khoảng 40 bệnh viện năm 2004, tăng lên 82 bệnh viện năm 2008 và đến nay 132 bệnh viện ra đời (tính đến năm 2011), chiếm 11% tổng số bệnh viện, tương ứng với 3,7% tổng số giường bệnh trên toàn quốc. Tuy nhiên, bệnh viện tư nhân ở nước ta hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ và chỉ tập trung ở những thành phố lớn và một số chuyên khoa có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.

3.2 Thiếu cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của hệ thống bệnh viện

Theo số liệu năm 2011, xếp hạng bệnh viện theo các tuyến như sau:

– Tuyến Trung ương, bệnh viện hạng đặc biệt chiếm 8,2%; hạng 1 chiếm 83,3% và hạng 2 chiếm 8,2%;

– Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bệnh viện hạng 1 chiếm 11,8%; hạng 2 chiếm 41,4%; hạng 3 chiếm 44,2% và chưa xếp hạng chiếm 2,4%;

– Tuyến huyện, quận: Bệnh viện hạng 2 chiếm 4,8%; hạng 3 chiếm 88,4%; hạng 4 và chưa xếp hạng chiếm 6,8%.

Cơ sở hạ tầng bệnh viện, theo tiêu chuẩn của Việt Nam đề ra diện tích sử dụng bình quân trên một giường bệnh là 50-70 m2 đối với bệnh viện nội đô và 50-100 m2 đối với bệnh viện ngoại thành. Tuy nhiên, trên thực tế tại các thành phố lớn và bệnh viện trung ương diện tích sàn bình quân chỉ đạt dưới 40 m2  thậm chí có bệnh viện chưa đạt mức 20 m2 như bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh (12m2/giường bệnh), bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (10m2/giường bệnh). Cơ sở bệnh viện cũng xuống cấp nghiêm trọng, ngay tại thành phố Hà nội trên 60% bệnh viện bị xuống cấp.

Theo số liệu chung về nhân lực của hệ thống y tế năm 2010, cả nước có 344.876 nhân viên y tế, trong đó số lượng bác sĩ là 55.618 người tương đương với tỷ lệ 16,1% tổng số nhân viên y tế và tương ứng với tỷ lệ 7,2 bác sĩ/ 1 vạn dân. Nhìn chung, tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân của Việt Nam cũng được xếp vào nhóm có tỷ lệ cao trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malayxia, Phillippines và tương đương với Indonexia.

Số lượng nhân viên y tế ở địa phương chiếm tỷ lệ: 78,6%; tuyến trung ương: 11,6% và y tế ngành: 9,7% của tổng số nhân viên y tế trên cả nước. Số nhân viên y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở tuyến trung ương cụ thể: số nhân viên có trình độ tiến sĩ y ở tuyến trung ương chiếm 70,1%; tiến sĩ dược chiếm 96,3%; thạc sĩ y chiếm 40,1%, thạc sĩ dược chiếm 62,7%, trình độ điều dưỡng- kỹ thuật viên- hộ sinh đại học chiếm 25,4%.

Về số lượng nhân viên y tế ở các bệnh viện đạt tỷ lệ thấp so với quy định chung về định mức biên chế. Tại các bệnh viện lớn, cũng chỉ đạt khoảng 60-70% như bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh với 1300 giường bệnh cần 296 bác sĩ, nhưng chỉ có 178 bác sĩ đạt 60%; bệnh viện Nhi đồng 1 số bác sĩ chỉ đạt 67% so với nhu cầu.

3.3 Thực trạng công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú

Số lượt khám bệnh ngoại trú bình quân (năm 2011) là 1,5 lượt/ đầu người/ năm. Khám tại bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% tiếp đến là tuyến tỉnh 36,4%, thấp nhất là bệnh viện tư nhân, đạt 5,1% tổng số lượt khám bệnh ngoại trú. Tuy nhiên, tình trạng quá tải khu vực khám bệnh tại hầu hết bệnh viện trung ương là rất trầm trọng, số lượt khám bệnh trên một bác sĩ thậm trí trên 80 người bệnh trên ngày. Bệnh viện đã phải tăng thời gian khám bệnh 2-4 giờ mỗi ngày mới đủ giải quyết hết lượng người bệnh.

Số lượt điều trị nội trú, theo số liệu năm 2011 bình quân 10-13 người trong năm có 1 lượt người điều trị nội trú. Bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận và điều trị 45,2% tổng số lượt điều trị nội trú, tiếp theo là tuyến huyện chiến 36,8%; bệnh viện tư nhân đóng góp cho 4,2% tổng số lượt điều trị nội trú.

Nhu cầu điều trị nội trú, hiện có xu hướng gia tăng. Trong khoảng thời gian 2008-2011, mỗi năm tăng khoảng 4,3-9,8% và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Ngày điều trị trung bình có sự giảm nhẹ khi so sánh kết quả của năm 2010 và năm 2009. Ngày điều trị trung bình giữa bệnh viện các tuyến có sự khác biệt tương đối, 10,3 ngày ở tuyến trung ương so với 7,4 ngày ở bệnh viện tuyến tỉnh và 5,7 ngày ở tuyến huyện. Điều này khảng định rằng bệnh viện ở tuyến càng cao thì tiếp nhận và điều trị người bệnh có mức độ bệnh trầm trọng lớn hơn và cần thời gian điều trị dài hơn.

Tuy nhiên, khoảng 60-80% tỷ lệ người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện tuyến trên chỉ cần khám bệnh tại bệnh viện tuyến dưới[i]. Số lượt người bệnh phẫu thuật chiếm 1/3 tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú, nhưng chiếm tới 40% loại phẫu thuật không thuộc loại đặc biệt và loại I, mà có thể thực hiện được ở tuyến dưới.

Trong đó, tình trạng quá đông người bệnh điều trị nội trú được xác định thông qua chỉ số đánh giá công suất sử dụng giường bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một bệnh viện, một tuyến trong một năm xác định. Tỷ lệ này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày điều trị nội trú trong năm/ tích của tổng số giường bệnh của bệnh viện nhân với số ngày trong năm (365 ngày).

Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ thống khám, chữa bệnh, Tổ chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học khuyến cáo công suất sử dụng giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá ngưỡng trên, đặc biệt khi công suất vượt trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, xuất hiện tình trạng quá tải về sức chứa của bệnh viện.

Bộ Y tế xác định quá tải bệnh viện thông qua chỉ số công suất sử dụng giường bệnh đối với bệnh viện của Việt Nam như sau:

– Tình trạng ổn định khi công suất sử dụng giường bệnh: 85%-100%

– Tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh ≥ 120%

– Tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh ≥ 100%

– Tình trạng dưới tải khi công suất sử dụng giường bệnh < 85%

– Tình trạng quá tải bệnh viện chung trên cả hệ thống khám chữa bệnh xảy ra từ năm 1997 với mức công suất sử dụng giường bệnh các năm luôn vượt trên 100%[ii], năm 2011 công suất sử dụng giường bệnh chung của mạng lưới bệnh viện là 111%.

– Tình trạng quá tải cho thấy sự đáp ứng về giường bệnh của dịch vụ khám chữa bệnh của toàn mạng lưới bệnh viện so với nhu cầu chăm sóc, điều trị của nhân dân là chưa đầy đủ.

            Quá tải trầm trọng bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối

            Bệnh viện trung ương:

Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương trong mấy năm gần đây đang xu hướng gia tăng, công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là các bệnh viện: K: 249%; Bạch Mai: 168%; Chợ Rẫy 154%; Phụ sản Trung ương 124%,…

Trong những bệnh viện trên, tình trạng quá tải diễn ra không đồng đều giữa các chuyên khoa, một số chuyên khoa có mức độ quá tải cao hơn cả là: Khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi.

Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh cũng ở mức tương đối cao, công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh năm 2011 là 114%.

Phân theo chuyên khoa:

– Bệnh viện chuyên khoa ung bướu; chuyên khoa chấn thương chỉnh hình; bệnh viện tim mạch có tỷ lệ quá tải cao nhất, xuất hiện ở 100% số bệnh viện;

– Bệnh viện chuyên khoa sản, nhi có tới 70% số bệnh viện bị quá tải;

– Bệnh viện đa khoa có tới 36,8% số bệnh viện bị quá tải.

Tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương còn xảy ra trong lĩnh vực khám bệnh, tỷ lệ khám bình quân của một bác sĩ trên ngày vượt quá cao so với định mức mà Bộ Y tế đề ra như: Bệnh viện Bạch Mai trung bình 50-55 người bệnh/ bác sĩ/ngày; bệnh viện Chợ Rẫy trung bình 55-60 người bệnh/ bác sĩ/ ngày…

Thành phố Hà Nội:

– Tình trạng quá tải diễn ra liên tục từ nhiều năm tại hầu hết các bệnh viện của thành phố, năm sau cao hơn năm trước mặc dù các bệnh viện đã khắc phục bằng cách kê thêm giường bệnh từ 50-100% so với giường bệnh kế hoạch.

– Một số bệnh viện có mức độ quá tải cao như: bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (công suất sử dụng giường bệnh: 230%), bệnh viện huyện Mê Linh (159,8%), bệnh viện Ung bướu Hà Nội (158,8%), bệnh viện Đức Giang (148%), bệnh viện Xanh Pôn (145,8%), bệnh viện Thanh Nhàn (125,4%), bệnh viện Sóc Sơn (141%), bệnh viện huyện  Hoài Đức (121%), bệnh viện huyện Thanh Oai (119%).

Thành phố Hồ Chí Minh:

– Theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn của thành phố chiếm tỉ lệ 30% – 40%. Tình trạng quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến thành phố.

– Đối với các bệnh viện đa khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là tại bệnh viện nhân dân 115 (113%); bệnh viện Nhân dân Gia Định (106%); bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (104%).

– Đối với các bệnh viện chuyên khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là tại bệnh viện Ung bướu (247%); bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (126%); bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (129%); bệnh viện Nhi Đồng 1 (123%); bệnh viện Nhi đồng 2 (123%).

Nhận xét chung:

– Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất trầm trọng và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

– Nhìn nhận tình trạng quá tải bệnh viện dưới góc độ chuyên khoa cho thấy một số chuyên khoa có mức độ quá tải cao hơn cả là: Khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi. Không chỉ ở những bệnh viện nêu trên, qua đánh giá tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy tình trạng quá tải xuất hiện ở 100% các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, tim mạch; 70% số bệnh viện chuyên khoa sản, chuyên khoa nhi (Qua số liệu thống kê năm 2010, 5 nhóm chuyên khoa này chiếm tới 31% tổng số lượt điều trị nội trú).

– Lĩnh vực khám bệnh cũng trong tình trạng quá tải nặng, tỷ lệ khám bình quân của một bác sĩ trên ngày vượt quá cao so với định mức mà Bộ Y tế đề ra như: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viên Chợ Rẫy trung bình 60-65 người bệnh/ bác sĩ/ngày.

3.4 Nhu cầu bệnh viện và các dịch vụ y tế tại Việt Nam và định hướng phát triển.

 

Chính sách của Đảng và Nha Nước là chăm sóc sức khỏe toàn dân , ai ai cũng được hưởng điều kiện chăn sóc y tế tốt nhất .

Nghị quyết số 21 của Bộ Chính Trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác y tế và công tác bảo hiểm xã hội đến năm 2020 . Sự kiện này khẳng định chủ trương nhất quán của Đàng và nhà nước ta đối với chăm sóc sức khỏe y tế toàn dân.

Các quyết định phát triển ngành y tế Việt Nam trong suốt thời gian qua là phát triển theo xu hướng nhân đạo , xã hội chủ nghĩa và hiện đại hóa

Nghị quyết 46 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành TW Đảng năm 2005 đã khẳng định là mang bản chất nhân đạo.

Bộ Y Tế Việt Nam khẳng định tính chất xã hội hóa trong ngành y tế là vấn đề quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu của ngành y tế hiện nay.

Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân , và với những người xung quanh.

Hoạt động trên sẽ là cầu nối giữa bệnh nhân với các dịch vụ công cộng đồng thời là cầu nối giữa các nhà hảo tâm với bệnh nhâncó hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

Trên cơ sở nhu cầu trên năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án công tác xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2020 và Bộ Y Tế đã phê duyệt “Đề án phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế”

Trong những năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, Ban, Ngành, sự kết hợp của các địa phương, với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đội ngũ các thày thuốc, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong ngành Y tế, công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận, như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mạng lưới bệnh viện được xây dựng, cải tạo, nâng cấp; khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế thuận lợi hơn; nhiều công nghệ, kỹ thuật y học mới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới được triển khai, áp dụng thành công, một số kỹ thuật công nghệ y học cao như: ghép tạng  (bao gồm ghép đa tạng, ghép tim, ghép gan, ghép thận…), mổ tim hở và các kỹ thuật tim mạch can thiệp, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (ADN) trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh; các kỹ thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến,…

Các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được hoàn thiện, người bệnh nghèo, bệnh nhi dưới 6 tuổi, người bệnh trong diện chính sách tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ nhiều hơn và đựợc tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng thuận lợi hơn. Hệ thống y tế tư nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển, nhiều bệnh viện tư nhân đã ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị. Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh công tác chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, góp phần nâng Ncao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.

Trước tình hình trên, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2012 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tại Thông báo số 62/TB-VPCP ngày 27/2/2012 của Văn phòng Chính phủ), giao cho Bộ Y tế xây dựng Đề án Giảm quá tải bệnh viện, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2012. Xây dựng Đề án Giảm quá tải bệnh viện với mục đích đưa ra những giải pháp cấp bách và lâu dài, từ đó đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, để hạn chế tình trạng quá tải, tiến tới giảm quá tải bền vững, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

– Chỉ thị 06/2007/CT-BYT ban hành ngày 07/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; Chương trình số 527/CTr-BYT ban hành ngày 18/06/2009 về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế. Với một số hoạt động cụ thể sau:

+ Đã giảm diện tích dành cho khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý, để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh, kê thêm giường bệnh, tăng số giường bệnh thực kê. Kết quả, theo báo cáo kiểm tra 1.017 bệnh viện năm 2010, số giường bệnh thực kê đã tăng 7,5% (11.632 giường bệnh) so với năm 2009, trong đó số giường của các bệnh viện tuyến Trung ương tăng 6,5% (792 giường bệnh).

+ Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám, chữa bệnh; chỉ định nhập viện hợp lý, chuyển sang điều trị ngoại trú đối với các bệnh mạn tính trước đây vẫn điều trị nội trú. Năm 2010 có trên 14,4 triệu lượt người bệnh điều trị ngoại trú ở các bệnh viện tăng 6 % so với năm 2009 (tăng 2,5% ở các bệnh viện tuyến Trung ương và 1,7% ở các bệnh viện tuyến tỉnh).

+ Nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình một cách hợp lý. Theo kết quả kiểm tra bệnh viện năm 2010, trung bình các bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương giảm được 0,6 ngày điều trị trung bình trên một người bệnh so với năm 2009.

+ Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh; tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Các bệnh viện đã tăng giờ khám bệnh từ 6 giờ sáng thay vì 7h30 (từ năm 2008) và khám thông tầm tới 19h00; khám bệnh cả những ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật, điển hình như Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Chợ Rẫy…. Giải quyết cho người bệnh ra viện trong cả những ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) thay vì trước đây chỉ cho ra viện vào giờ hành chính (Bệnh viện Chợ Rẫy); Mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy); Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người bệnh khám bệnh ngoại trú; thiết lập hệ thống tự động hẹn trả kết quả xét nghiệm cụ thể theo từng mốc thời gian trong ngày.

Phối hợp y tế ngành

Phối hợp với các cơ sở khám bệnh thuộc các Bộ, Ngành như Quân đội, Công an, Giao thông vận tải… ngoài việc khám chữa bệnh cho cán bộ trong ngành còn tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân.

Tất cả các giải pháp trên nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng gia tăng của nhân dân, nhưng không thể đáp ứng được trước sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân do sự gia tăng dân số cơ học, sự thay đổi mô hình bệnh tật, mặt trái của một số chính sách tài chính công… Tình trạng quá tải bệnh viện vẫn ngày càng trầm trọng hơn. Đến nay, chưa có Đề án Giảm quá tải bệnh viện, nên việc xây dựng Đề án Giảm quá tải bệnh viện để đưa ra những giải pháp tích cực, bền vững, lâu dài để giải quyết tình trạng quá tải là rất cần thiết và cấp bách. Đồng thời để giải quyết tình trạng quá tải hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗi lực cố gắng của các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương các cấp và của toàn xã hội.

 

 

                   3.5 Lộ trình tăng giường bệnh chung của mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2015 và 2020

 

Nội dung Hiện tại (2011) Tỷ lệ nhóm giường bệnh hiện tại (%) Số giường bệnh bổ sung đến năm 2015 2012-2015 Tỷ lệ nhóm giường bệnh đến 2015 (%) Số giường bệnh bổ sung đến năm 2020 2016-2020 Tỷ lệ nhóm giường bệnh đến 2020 (%)
Dân số ước tính* 87.840.000 91583000 96.179.000
Chỉ tiêu cần đạt
Tỷ lệ giường bênh/ vạn dân 21,1 23,2 26,0
Tỷ lệ giường bệnh tư nhân/ vạn dân 0,8 1,5 2,0
Tổng số giường bệnh (không kể giường bệnh tuyến xã) 185.342 26.950 212.292 37.850 250.142
Giường bệnh công lập
Trung ương 20.924 11,3 5.500 26.424 12,4 4.500 30.924 12,4
Tuyến tỉnh 92.857 50,1 9.000 101.857 48,0 16.950 118.807 47,5
Tuyến huyện 57.048 30,8 5.000 62.048 29,2 9.400 71.448 28,6
Y tế ngành 7.572 4,1 750 8.322 3,9 1.500    9.822 3,9
Số giường bênh tư nhân 6.941 3,7 6.700 13.641 6,4 5.500 19.141 7,7

 

 

 

 

 

 

 

3.6 Tính khả thi của dự án

 

Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có sự mất cân đối giữa cung và cầu, công việc ban đầu của chúng tôi nhằm hỗ trợ các giả thiết làm cơ sở cho Dự án là để kiểm chứng sự tồn tại và tầm cỡ của thị trường có mức thu nhập phù hợp cũng như số lượng bệnh nhân dự kiến và có khả năng tài chính trang trải cho dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Xét từ khía cạnh y tế cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tiêu chuẩn 1 giường bệnh đảm bảo chữa bệnh cho 1.000 người. Theo tiêu chuẩn này thì Dự án bệnh viện 1.000 giường của chúng tôi sẽ có khả năng phục vụ 1.000.000 người, tương đương 1,7% dân số Bình Dương và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên và Campuchia. Ngoài ra, nhờ vào áp dụng kỹ thuật hiện đại, tổ chức tốt và đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, bệnh viện Hòa Bình Xanh cũng có khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân sinh sống ở Hà Nội, TPHCM và các nước Lào và Campuchia.

 

3.7 Tình hình phát triển bệnh hiểm nghèo

 

Ung thư

Theo thống kê về tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam của bệnh viện K, số trường hợp ung thư xuất hiện trong cả nước vào năm 2000 ước tính vào khoảng 68.808. Theo Hội Ung thư Việt Nam, hiện mỗi năm số người mắc bệnh ung thư trong nước tăng thêm 150.000 người, có đến 70.000 – 100.000 người bị bệnh ung thư trước đó tử vong. Tỉ lệ tử vong cao một phần là do người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam thường chỉ được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (80% ở giai đoạn 2 và 3), làm hạn chế kết quả điều trị.

Theo các cuộc hội thảo về Y tế gần đây chủ trì bởi Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam 18,6% dân sổ mắc bệnh ung thư.

 

Tim mạch

Bệnh cao huyết áp ở thập kỷ 60 là 1% dân số, đến thập kỷ 90 là 10%, tăng 10 lần sau 30 năm.

Theo các cuộc hội thảo về Y tế gần đây chủ trì bởi Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam 11% dân số mắc bệnh tim mạch

 

Thần kinh sọ não:

Tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh sọ não cũng đang tăng mạnh. Một số bài báo gần đây cho biết một phần tư phụ nữ Việt Nam có khuynh hướng mắc loại bệnh này.

 

3.8 Hệ thống y tế hiện tại trên toàn quốc

Các bệnh viện lớn tại Việt Nam được xây dựng cách đây khoảng 40 năm, đến nay các trang thiết bị đã lạc hậu, cơ sở vật chất đã bị xuống cấp. Theo Bộ Y tế, 75% số thiết bị y tế đã bị lạc hậu. Trong mấy năm gần đây các bệnh viện được bổ sung thêm trang thiết bị mới, tuy nhiên lại không đồng bộ. Hơn nữa, các bác sĩ cũng không theo kịp trình độ hiện đại của thiết bị y tế.

Về thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, cả nước mới có 13 máy xạ trị cobalt (loại máy lạc hậu), và hầu hết đã quá cũ, làm việc quá tải. Máy xạ trị gia tốc – phương tiện chữa ung thư hiện đại – chỉ có 6 chiếc. Các phương tiện chẩn đoán như máy CT-scanner, chụp cộng hưởng từ… cũng thiếu.

Quá tải tại các bệnh viện cũng là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra bởi ba nguyên nhân sau: thời gian điều trị nội trú dài (trung bình từ 10-15 ngày cho ngoại khoa và 20 ngày cho nội khoa), bệnh nhân từ nông thôn đổ về các thành phố lớn để chữa trị, và ngân sách Nhà nước không đủ để mở rộng các bệnh viện đang hoạt động và xây các bệnh viện mới. Ngân sách cho Y tế năm 2003 vào khoảng 7.751 tỉ đồng (91 nghìn đồng trên đầu người).

Các bệnh viện lớn với các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi luôn luôn trong tình trạng quá tải. Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế về các bệnh viện và phòng khám cho thấy công suất trung bình cùa tất cả các bệnh viện là 92.09%, của các bệnh viện trung ương là 99.22%. Có nhiều bệnh viện tư nhân mới ra đời, nhưng vì kinh phí eo hẹp, không thể mua sắm các trang thiết bị đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số bệnh viện của nước ngoài đặt tại Việt Nam như bệnh viện Pháp Việt, trung tâm thận, viện tim v.v. thì đang quá tải, do đó ít có khả năng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng nêu một số tồn tại lớn trong khám chữa bệnh cho nhân dân:

Tình trạng quá tải ở hầu hết bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, thiểu cán bộ chuyên môn y tế, sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Định hướng chủ trương khám chữa bệnh cho nhân dân là đúng nhưng chưa nhuần nhuyễn đi vào cuộc sống.

3.9 Kết luận

Trước tình hình như đã phân tích ở trên, rất cấp thiết phải có một bệnh viện có đủ trang thiết bị, có đội ngũ bác sĩ giỏi đủ khả năng chẩn đoán và điều trị những bệnh thông thường, những bệnh hiểm nghèo mà các bệnh viện khác ở Việt Nam gặp khó khăn không thể chẩn đoán và chữa trị đúng được. Đặc biệt, bệnh viện này phải có khả năng áp dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin ngành y tế để quản lý bệnh viện, quản lý bệnh nhân, nối mạng với các bệnh viện và trung tâm y tế lớn trong nước và trên thế giới, để thực hiện việc chẩn đoán bệnh từ xa.

 

4. QUY MÔ TỔ CHỨC DỰ ÁN

4.1 Chức năng nhiệm vụ :

Bệnh viện đa khoa quốc tế Bình Dương là bệnh viện đa khoa khép kín  và hiện đại.

Bệnh viện có diện tích 40 ha với trang thiết bị hiện đại để trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Việt Nam.

Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương nhằm giải quyết các bệnh nan y như Não, Tim Mạch, Ung Thư trên cơ sở kỹ thuật cao, với các chế độ chăm sóc qui chuẩn nhất cho người bệnh từ chăm sóc ăn uống và thuốc.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương với chủ trương phục vụ cộng đồng, đối tượng phục vụ là tất cả người dân và cán bộ bao gồm cả người già và trẻ em, cung cấp đầy đủ thuốc với hệ tiêu chuẩn và giá cả tốt nhất.

Bệnh viện có chế độ cấp cứu tại nhà và điều trị bệnh nhân ngoại trú.

4.2 Tổ chức của Bệnh Viện.

  1. Hội đồng quản trị
  2. Tổng Giám Đốc phụ trách chung
  3. Giám Đốc phụ trách Kế hoạch tổng hợp
  4. Ban phụ trách Chuyên môn
  5. Hội Đồng Y Khoa
  6. Trung Tâm:

– Trung tâm đột quỵ não

– Trung tâm CYBERKNIFE

– Trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao

Trung tâm từ thiện nhân dân

– Trung tâm điều trị và dưỡng lão

  1. Các khoa chấn thương tim mạch
    • Khoa Chấn thương – Chỉnh hình tổng hợp.
    • Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu.
    • Khoa Phẫu thuật khớp.
    • Khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống.
    • Khoa Nội Tim mạch.
    • Khoa Phẫu thuật Tim mạch.
    • Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch.
  1. Khối nội
  • Bộ môn – Khoa Nội Tiêu hóa.
  • Bộ môn – Khoa Truyền nhiễm.
  • Khoa Lao và bệnh phổi.
  • Khoa huyết học lâm sàng.
  • Khoa Nội Thần kinh.
  • Khoa Da liễu – Dị ứng.
  • Khoa Nhi.
  • Khoa Y học cổ truyền.
  • Khoa Chăm sóc bảo vệ sức khỏe.
  • Bộ môn – Khoa Hồi sức tích cực.
  • Khoa Lọc máu.
  • Khoa Nội thận.
  • Khoa Quốc tế .
  • Khoa Y học hạt nhân.
  • Khoa nội Tổng hợp.
  • Khoa Nội tiết.

E.Khối ngoại

  • Khoa Ngoại Tiết niệu.
  • Khoa Ngoại Tiêu hóa.
  • Khoa Ngoại Lồng ngực.
  • Khoa Gây mê hồi sức.
  • Khoa Ngoại Thần kinh.
  • Khoa Mắt.
  • Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình.
  • Khoa Tai Mũi Họng.
  • Khoa Răng miệng.
  • Khoa Phụ sản.

F.Khối cận lâm sàng

  • Khoa khám bệnh Đa khoa – Chuyên khoa.
  • Khoa Khám bệnh – Quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp.
  • Khoa Cấp cứu ban đầu.
  • Hệ thống cấp cứu bằng máy bay trực thăng SOS.
  • Khoa Huyết học.
  • Khoa Bỏng.
  • Khoa Sinh hóa.
  • Khoa Vi sinh vật.
  • Khoa Giải phẫu bệnh lý.
  • Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
  • Khoa Chẩn đoán chức năng.
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh.
  • Khoa Dược
  • Khoa Trang bị
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Chống nhiễm khuẩn
  • Khoa Miễn dịch
  • Khoa Y học thực nghiệm
  • Khoa Truyền máu
  • Khoa Sinh học phân tử
  • Khu giảng đường Bệnh Viện

 

  1. Ngân hàng máu

Ngân hàng máu được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, hỗ trợ có hiệu quả khi người bệnh cần truyền máu trong khi ngân hàng máu không có đủ máu, chế phẩm máu dự trữ. Ngân hàng máu đặc biệt có hiệu quả ở những quốc gia, khu vực xẩy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng (như ở Việt Nam) nơi mà các bệnh viện thường xuyên yêu cầu người nhà hiến máu hoặc có dịch sốt xuất huyết hay các tai nạn cần truyền máu với số lượng lớn.

 

Ngân hàng máu điện tử ViệtNam

Ngân hàng máu được thành lập nhằm hỗ trợ những người bệnh cần truyền máu trong tình trạng khả năng đáp ứng nhu cầu máu hiện nay của các cơ sở truyền máu ở nước ta chỉ đạt 39%, tình trạng thiếu máu xẩy ra thường xuyên và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của hàng trăm ngàn người bệnh.

Ngân hàng máu là công trình nhân đạo Quốc gia góp phần quan trọng đem lại sự sống, sức khỏe cho hàng trăm ngàn người bệnh và gia đình họ.

 

Sự cần thiết phải xây dựng Ngân hàng máu ở nước ta

   Phong trào hiến máu nhân đạo ở nước ta trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tính riêng năm 2010, cả nước đã thu được 675.438 đơn vị máu, trong đó 84,2% từ người hiến máu tình nguyện. Tuy vậy, lượng máu trên cũng chỉ đáp ứng 39% nhu cầu, tỷ lệ dân số hiến máu chỉ đạt 0,78% (trong khi nhu cầu tối thiểu là 2% dân số hiến máu) nên tình trạng thiếu máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn xảy ra trầm trọng ở hầu hết các địa phương trên cả nước đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (nơi có nhiều bệnh nhân được chuyển về tuyến Trung ương điều trị).

Tình trạng các bệnh viện yêu cầu người nhà hiến máu khi có người thân cần truyền máu diễn ra phổ biến ở các địa phương trên cả nước do kho máu dự trữ không đủ. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người bệnh đặc biệt là các bệnh nhân chuyển từ huyện lên tuyến tỉnh hoặc từ các tỉnh về tuyến Trung ương. Nhiều trường hợp đã không thể huy động được người nhà hoặc phải “mua người nhà” từ những người bán máu nên đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh và an toàn truyền máu.

Trong khi đó chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được lực lượng hiến máu dự bị và công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay cho phép mọi người có thể truy cập internet qua điện thoại di động hoặc các máy tính có kết nối internet với phần mềm quản lý dữ liệu để gia đình người bệnh hoặc các nhân viên có thể truy cập lấy thông tin liên hệ với những người sẵn sàng hiến máu cứu người bệnh.

Vì vậy, nếu xây dựng được Ngân hàng máu sẽ giúp được hàng trăm ngàn người bệnh được truyền máu thông qua việc truy cập internet để kịp thời liên hệ, mời gọi người hiến máu.

 

Mục tiêu của Ngân hàng máu

  1. Mục tiêu chung: xây dựng ngân hàng máu điện tử Việt Nam có khả năng cung cấp 37.500 đơn vị máu vào năm 2012 và 160.000 đơn vị máu vào năm 2015.
  2. Mục tiêu cụ thể:

– Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương thành lập các đội hiến máu dự bị ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với ít nhất 15.000 người hiến máu dự bị vào năm 2012 và 80.000 người hiến máu dự bị vào năm 2015.

– Xây dựng Cổng thông tin điện tử kết nối với Trung tâm dữ liệu về người hiến máu dự bị ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo tính bảo mật và phân cấp quản lý.

– Phát triển đội ngũ nhân viên, cộng tác viên của Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện quốc tế Hòa Bình Xanh ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ người bệnh bất kỳ lúc nào khi cần truyền máu.

 

  1. Ngân hàng tinh trùng (phục vụ khoa sản)

Ý tưởng xây dựng ngân hàng tinh trùng được bắt nguồn từ động lực nhân đạo và với khái niệm là một công việc có tính xã hội cao.

Một trong những ngân hàng tinh trùng lớn trên thế giới được thành lập từ năm 1978.

Ngân hàng Cryos được thành lập vào năm 1987 tại trung tâm thành phố Aarhus, Đan Mạch với chức năng tiếp nhận và phân phối tinh trùng. Ngày nay, nó đã trở thành ngân hàng tinh trùng lớn nhất thế giới, đã chịu trách nhiệm cho hơn 30 nghìn ca sinh nở và mỗi năm cho ra đời hơn 2 nghìn trẻ em. Cryos mới đây còn thành lập một công ty con mang tên Viking chuyên xuất khẩu tinh trùng cho hơn 70 quốc gia. Sự có mặt của Ngân hàng tinh trùng Cryos đã biến Đan Mạch trở thành nguồn tinh trùng của thế giới.

Bất cứ ai đến trụ sở Cryos cũng bị hút vào bức tranh màu xanh khổ lớn lấy cảm hứng từ giấc mơ tinh trùng của Ole Schou. Dọc theo hành lang, trên tường treo vô số những bức ảnh em bé mỉm cười và hình ảnh phóng to của tinh trùng. Tiếp đến sẽ là 3 phòng tiếp nhận tinh trùng lúc nào cũng rực rỡ ánh đèn. Những người đàn ông đến đây hiến tinh trùng được xem tạp chí, nghe nhạc hoặc xem phim. Trước khi hiến tặng tinh trùng, họ sẽ trải qua các vòng phỏng vấn, kiểm tra đánh giá sức khỏe để đảm bảo rằng họ hoàn toàn bình thường.

Tinh trùng sau khi “ra lò” sẽ được đưa mẫu tới phòng thí nghiệm, soi dưới kính hiển vi để kiểm định chất lượng. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được ly giải (hóa lỏng) hoàn toàn và được hút vào ống chứa nhỏ, dán nhãn và niêm phong. Sau đó, tinh trùng sẽ được bảo quản theo phương pháp trữ lạnh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -1960C cho đến khi nào cần dùng đến.

Những người đàn ông sẽ nhận được khoảng 500 kroner (đơn vị tiền tệ Đan Mạch) sau mỗi lần hiến tặng tinh trùng. Nhưng động lực để họ thường xuyên đến hiến tinh trùng không đơn thuần chỉ là tài chính mà họ coi đây là một công việc có tính xã hội cao. Ole Schou cho biết, hiện nay ngân hàng đang lưu giữ khoảng 130 nghìn mẫu tinh trùng và sẵn sàng gửi đến các bệnh viện, phòng khám sản khoa trong cả nước cũng như sang các nước khác như Ireland, Đức, Hà Lan, Pakistan và Anh…

Hiện nay trên thế giới ước tính khoảng 80 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn,Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi cộng tác nhân đạo trong vấn đề này.Ngoài những cặp vợ chồng hiếm muộn ,theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 40% dân số hiếm muộn là phụ nữ độc thân hoặc những người đàn ông đã được chẩn đoán ung thư và họ muốn lưu giữ tinh trùng trước khi căn bệnh dẫn tới nguy kịch.

Tổng kết của ngành y học thế giới trong thời gian vừa qua,ngân hàng tinh trùng đã mang lại hiệu quả xã hội vô cùng lớn.Ngân hàng tinh trùng lớn nhất thế giới có trụ sở tại California Mỹ ghi nhận năm 2011 đạt doanh thu 23 triệu USD , 4 ngân hàng tinh trùng hàng đầu nước Mỹ kiểm soát 65% thị trường thế giới.

Giấc mơ nhân đạo đã trở thành hiện thực và đang có nhu cầu mở rộng trên tất cả các quốc gia trên thế giới,đặc biệt là ở Việt Nam.

5.TRANG THIẾT BỊ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SỐ

5.1 Danh mục trang thiết bị y tế hiện đại

DANH MỤC CÁC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ HIỆN ĐẠI
Danh mục thiết bị Tên /thương hiệu Cty sản Xuất
Thiết bị hình ành y khoa
Máy chụp cắt lớp ( CT Scanner ) SOMATOM Sensation Siemens
SOMATOM sensation Open Siemens
SOMATOM Emotion Siemens
SOMATOM Soirit Siemens
Liehtspeed VCT series GE
Liehtspeed Pro series GE
Liehtspeed RT GE
HiSpeed NX1 Pro ( Dual slice) GE
HiSpeed NX1 Base ( Dual slice) GE
HiSpeed Dual ( Dual slice) GE
HiSpeed Dual ( sinale slice) GE
Máy Cộng hưởng từ trường MAGNETOM Avanto Siemens
MAGNETOM  EsDree Siemens
MAGNETOM  Symphony Siemens
MAGNETOM  C! Siemens
MAGNETOM  Concerto Siemens
MAGNETOM Alleera Siemens
MAGNETOM  Trio,  A Tim Siemens
MAGNETOM  Sonata Siemens
MAGNETOM  Harmony Siemens
MAGNETOM  Trio Siemens
MAGNETOM  Rhapsody Siemens
Siena HD 1.5 T GE
Siena HDx 1.5 T GE
Siena HDe 1.5 T GE
Siena HD 3.0 T GE
Siena HDx 3.0 T GE
Siena Openspeed 0.7 T GE
Siena Ovation 0.35T GE
Siena Profile 0.2 T GE
Siêu Âm AMD-5500   SmartProbe TM Ultrasound/Curved Arrav with laptop PC AMD
  LOGIO ® 9 GE
LOGIO® 7 GE
LOGIO® S6 GE
LOGIO® 5 GE
LOGIO® 3 GE
LOGIO® Book XP GE
LOGIO 200 Pro GE
THIẾT BỊ Y TẾ
LOGIOworks™ GE
Voluson 730 Expert GE
Voluson 730 PRO GE
Voluson i GE
ACUSON Seauoia C512 Siemens
ACUSON Seauoia C256 Siemens
ACUSON CV70 Siemens
ACUSON Aspen Echo Siemens
Cypress system PLUS Siemens
ACUSON AcuNAv Catheter Siemens
SONOLINE G60 S Siemens
svmo US Workplace Siemens
SONOLINE Omnia Siemens
ACUSON Antares Premium Edition Siemens
SONOLINE Antares Siemens
SONOLINE G60 S Siemens
SONOLINE G50 Siemens
SONOLINE G40 Siemens
SONOLINE G20 Siemens
SONOLINE Adara Siemens
ACUSON Aspen GI Siemens
SONOLINE Eleara Siemens
SONOLINE Sienna Siemens
Thiết bị điều trị Siemens
Máy gia tốc tuyến tính PRIMUS® Linear Accelerator Siemens
ONCOR® Linear Accelerator Siemens
Thiết bị chẩn đoán bệnh từ xa ViTelCare™ monitoring system Vitelnet
MedVizer First Responder Vitelnet
AMD-3200 Simulscope AMD
Thiết bị thí nghiệm, xét nghiệm
Quang phổ kế Qouantra’’’ FT-ICR Mass Spectrometer Siemens
Kính hiển vi
Các thiết bị phụ trợ
Máy quét phim X-quang AMD-5100 SmartScan 3.3 X-rav Scanner AMD
AMD-5400 SmartScan Automatic Document Feeder AMD
AMD-5200 SmartScan 4.0 X-rav Scanner AMD
Ống nghe điện tử AMD-3550 SmartSteth Digital Electronic Stethoscope AMD
AMD-3100 Ausculette II Electronic Stethoscope AMD
Đầu dò siêu âm AMD-5600 Curved Arrav Probe for SmartProbe UltrasoundTM
AMD-5625 Phrased Array Probe for SmartProbeTM Ultrasound AMD
 

 

 

 

 

THIẾT BỊ HỖ TRỢ

 

Tên/thương hiệu Cty sản xuất
Thiết bị chẩn bệnh từ xa MedVizer™ Tele-Echocardioeraohv Svstem ViTelNet
MedVizer™ General Telemedicine Svstem ViTelNet
MedVizer™ Tele-Radiolosv System ViTelNet
MedVizer™ Tele-Ultrasound System ViTelNet
MedVizer™ Tele-Rehab System ViTelNet
Phần mềm
Dành cho máy quét phim X-quang AMD-5300 SmartScan PACS Software AMD
AMD-5505 Color Flow & Pulse Wave Doppler Software AMD
Cho máy CT syngo CT.3D (go with Siemens SOMATOM) Siemens
CT Oncoloav Engine (Solution for CT in Diagnostic Oncology) Siemens
CT Neuro Eneine (Solution for Neuro CT) Siemens
CT Cardiac Enaine (Solution for cardionvascular CT) Siemens
CT Acute Care Engine (Solution for CT imaging of emergency  patients) Siemens
CARE Bolus CT (Automated Initiation of  spiral CT Scans for optimized Contrast Enhancement) Siemens
CARE Contrast CT (facilitate contrast enhanced CT examinations by connecting CT scanner and injector) Siemens
CARE Vision CT (Fast Interventional Procedure with Low Dose CT) Siemens
CARE Dose4D  (Automated Real-time mA Adjustment) Siemens
syngo Examination (svnso based Data Acquisition Procedure with CT specific Mode Selection, Scan Parameters and Image Reconstruction controls) Siemens
syngo Archiving & Networking (Strict Adherence to the DICOM Standard Provides Seamless Workflow Intergration) Siemens
syngo Filming (Efficiency by Adaptation to Individual Workflow) Siemens
syngo Security Package (Flexile Access Control for Patient Data) Siemens
Syngo Viewing (Multimodalitv Display with a Wide Range of Intuitive tools for Increased Productivity) Siemens
Resoiratorv Triaeerine (The CT Solution for Precise Radiation Therapy Planning) Siemens
Resoiratorv Gatina (The CT Solution for Precise Radiation Therapy Planning) Siemens
syngo Workflow Siemens
syngo Imaaina Siemens
svnso Dynamics Siemens
Lune VCAR GE
Advanced Vessel Analysis GE
Advantagee Sim (Advanced CT Simulation) GE
Card EP (Cardivascular Image Post-Processing & Analysis) GE
CardiO II Analysis (CV Image Post-Processing & Annalysis) GE
CardiO Function (displav cardiac CT images and semi-antomatically) GE
Direct3D GE
‘Mindways OCT PRO 3D Volumetric Spine & Hid BMD – B750MW GE
Naviaator GE
SmartScore (coronarv Arterv Calcification Scoring) GE
SmartView GE
SnaoShot (enables cardiac imcsins over a wide range of patients (from 40 to 110 bpm) GE
Volume Rendering GE
Máy cộng hưởng từ trường Syngo MR Applications, bao gồm các ứng dụng sau: Siemens
Syngo MR Basic Evaluation (Essential toolkit for the efficient processing of MR data) Siemens
Syngo Argus Viewer (Home base for interpretation and analysis of cardiovascular MR and CT studies) Siemens
Syngo Argus Function (Automated and comprehensive image analysis of ventricular function of cardiac MR and CT data) Siemens
Syngo Argus Flow (Automated MR imase analysis for quantification of blood and cerebrospinal fluid (CSF) flow) Siemens
Syngo Neuro Perfusion Eveluation (Precise perfusion analysis for avanced diagnosis of brain tumors) Siemens
Syngo MR Scectroscocv Evaluation (From fully automated and prootocol driven to in depth interactive processing: highest flexibility) Siemens
Syngo 3D Offline fMRI (Intuitive visualization of the spatial relation of eloquent cortices with regard to cortical landmarks or brain lessions) Siemens
Syngo Vessel View (Automated analysis tool for MR and CT angiography data for smalll and large vessels) Siemens
Syngo InSnace 4D (Interactive 3D and 4D viewer for online diagnosis and intervention using CT, MR and 3D angiography data) Siemens
Syngo Coloneraphv (Applcation for non-invasive virtual colonography) Siemens
Syngo Sercurity Package (Functionality for user management andflexible access control for patient data) Siemens
Syngo 3D Basic (MIP,MinlP, MPR, SSD-fast and easy for routine use) Siemens
Syngo 3D VRT (Advanced 3D applications-fast and easy in routine use) Siemens
Syngo Flv Throueh (New perspective for enhanced diagnosis-fast and easy in routine use) Siemens
Syngo lmaee Fusion (Combined information for enhanced diagnosis-fast and easy in routine use) Siemens
Syngo FusedVision3D (Exceptional visualization tool for fused images) Siemens
Syngo Patient Browser (Fast arid easv access to patient data at every stage of the procedure) Siemens
Syngo Viewing (Multimodalitv display with a wide range of intuitive tools for increased productivity) Siemens
Syngo Filmina (Efficiency by adaptation to individual workflow) Siemens
FuncTool 2000 (A post-processing productivity tool for further anhancing the application of Dynamic MR imaging) GE
VIBRANT (provides ravid imagine without compromising  in-plane resolution) GE
CADStream (streamlines and simplifies the analysis and management of breast MR data) GE
TRICKS (Angiographic lmaging) GE
PROPELLER-HD (Brain lmaging) GE
BrainWave Fusion (to easily vrosram and execute functional MRl stimulus paradigms) GE
Diffusion Tensor lmaging (extends the capabilities of diffusion imaging by applying motion sensing gradients along 6 to 55 directions) GE
  FiberTrak (advanced analysis of MR images acquired with diffusion tensor imaging technique) GE
  PROBE (enables 3D Multi-Voxel Proton Spectroscopy) GE
  MR Echo (Cardiac imaging – for Siena HD 1.5T) GE
  ReoortCARD (MR Cardiac Reporting) GE
  LAVA (Abdominal Imasins – for Sisna HD 1.5T) GE
  PROSE (PROstate Spectroscopy and imagine Examination) GE
Phần cứng Máy Chủ
  Medical Printing Systems Kodak
  SIMpad Siemens
Hệ thống chuẩn đoán hình ảnh từ xa KODAK Radioloev information svstem 2010 Kodak
  KODAK Directview  PACS Svsterm 5 Kodak
  Digital RadioaraDhv (DR) Systems Kodak
  Computed Radioaraohv (CR) Systems Kodak
  KODAK Storage solutions Kodak
Dịch vụ hổ trợ KODAK PROFESSIONAL Services Kodak
  SOMATOM LifeNet ( Information and service portal direcly at the scanner consoles) Siemens
  Svnso Service solutions (online based svnso service software) Siemens
  IT Strategy Siemens
  IT Services Siemens

 

 

 

5.2 Giải pháp kỹ thuật số

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương là bệnh viện kỹ thuật số hiện đại nhất Việt Nam được trang bị các hệ thống hỗ trợ như sau:

Hệ thống chẩn bệnh từ xa (tele-medicine), hệ thống chẩn đoán hình ảnh y tế từ xa (tele-radiology), và hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà từ xa (tele-homecare)

Hệ thống quản lý toàn diện kỹ thuật số (bao gồm bệnh án điện tử )trong và ngoài nước

Hệ thống hỗ trợ hệ thống khám bệnh lưu động và tại gia đình.

Hệ thống hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh nan y đòi hỏi có gia đình chăm sóc tại bệnh viện.

Hệ thống hỗ trợ việc phát triển các giải pháp CNTT cho chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống quản lý dược phẩm.

Hệ thống quản lý các khoa,các viện,các trung tâm trên hệ thống điện tử,theo dõi từ hệ thống trung tâm

6. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

6.1 Địa điểm xây dựng

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1.000 giường dự kiến được xây dựng trong khuôn viên khu đất có diện tích 55, 850 ha.

Địa điểm xây dựng bệnh viện đảm bảo:

Rộng rãi, thoáng mát, có lợi cho việc điều trị và nghỉ dưỡng bệnh, phục hồi chức năng.

Giao thông thuận tiện: đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai; các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng; Đak Lak; Gia Lai, Kon Tum; đi các nước Cămpuchia và Đông Nam Á qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh); cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) và các cửa khẩu ở Tây Nguyên (Lệ Thanh-Gia Lai, Bờ Y-Kon Tum).

Đặc biệt, rất gần với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nếu dự án đường cao tốc trên cao từ Đô thị mới Bình Dương kết nối với đường Bình Lợi-Tân Sơn Nhất đưa vào sử dụng thì việc khai thác tiềm năng bằng đường hàng không qua cửa sân bay Tân Sơn Nhất rất hiệu quả.

Với hệ thống hạ tầng được qui hoạch hoàn chỉnh của tỉnh Bình Dương, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1.000 giường sẽ xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện cũng như các dịch vụ khác được thiết kế đồng bộ, hiện đại ngay từ đầu.

 

6.3 Giải pháp qui hoạch

6.3.1 Căn cứ

Các yêu cầu nhiệm vụ, chức năng và phương hướng hoạt động của Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1.000 giường, cùng với việc bố trí hợp lý, liên hoàn giữa các phòng ban chức năng và giữa các khoa khám và điều trị bệnh nhân, cũng như  việc nghiên cứu và nâng cao hoạt động phục vụ đạt yêu cầu chuyên môn và hiệu quả cao nhất.

Các yêu cầu về mặt bằng thỏa mãn dự kiến nhu cầu về sử dụng đất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bệnh viện.

6.3.2 Diện tích khu đất và diện tích xây dựng

Diện tích khu đất: 55,885 ha trong đó, có Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng một bệnh viện 1.000 giường bệnh hiện đại ( TCVN4470:1995 ) và các công trình liên kết đồng bộ của Dự án Khu dân cư Hòa Lân.

Diện tích xây dựng công trình: 20.280 m2.

 

Tổng diện tích xây dựng bao gồm các khối như sau:

Trung Tâm:

– Trung tâm đột quị não

– Trung tâm CYBERKNIFE

– Trung tâm chẩn đoán kỷ thuật cao

– Trung tâm từ thiện nhân dân

– Trung tâm điều trị và dưỡng lão

 

Các khoa

Khoa Chấn thương – Chỉnh hình tổng hợp .

Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu .

Khoa Phẫu thuật khớp.

Khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống .

Khoa Nội Tim mạch .

Khoa Phẫu thuật Tim mạch.

Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch.

Bộ môn – Khoa Nội Tiêu hóa

Bộ môn – Khoa Truyền nhiễm

Khoa Lao và bệnh phổi

Khoa huyết học lâm sàng

Khoa Nội Thần kinh

Khoa Da liễu – Dị ứng

Khoa Nhi

Khoa Y học cổ truyền

Khoa Chăm sóc bảo vệ sức khỏe

Bộ môn – Khoa Hồi sức tích cực

Khoa Lọc máu

Khoa Nội thận

Khoa Quốc tế

Khoa Y học hạt nhân

Khoa nội Tổng hợp

Khoa Nội tiết

Khoa Ngoại Tiết niệu

Khoa Ngoại Tiêu hóa

Khoa Ngoại Lồng ngực

Khoa Gây mê hồi sức

Khoa Ngoại Thần kinh

Khoa Mắt

Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình

Khoa Tai Mũi Họng

Khoa Răng miệng

Khoa Phụ sản

Khoa khám bệnh Đa khoa – Chuyên khoa

Khoa Khám bệnh – Quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp

Khoa Cấp cứu ban đầu

Hệ thống cấp cứu bằng máy bay trực thăng SOS

Khoa Huyết học

Khoa Sinh hóa

Khoa Vi sinh vật

Khoa Giải phẫu bệnh lý

Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Khoa Chẩn đoán chức năng

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Khoa Dược

Khoa Trang bị

Khoa Dinh dưỡng

Khoa Chống nhiễm khuẩn

Khoa Miễn dịch

Khoa Y học thực nghiệm

Khoa Truyền máu

Khoa Sinh học phân tử

– Khoa Nhi

– Khoa điều trị và dưỡng lão

Các ngân hàng:

– Ngân hàng máu

– Ngân hàng tinh trùng

Mật độ xây dựng  

Công trình xây dựng có mật độ là 33,80% thỏa mãn các tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa.

Chỉ giới xây dựng

Khoảng cách từ tường nhà của công trình đến đường đất đỏ là 25m (qui định 20m)

6.4 Giải pháp kiến trúc

Bố trí cây xanh

Tỷ lệ cây xanh của bệnh viện là 40% tổng diện tích khu đất. Trong đó: dải cây xanh bảo vệ khu đất là 5m, dải cây xanh cách li là 10m.

Trong bệnh viện có bố trí các khu vực vườn hoa đi dạo, tiểu cảnh với nhiều cây xanh và hoa mang tính độc đáo hài hòa. Không trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, các loại cây độc hại.

Bố trí đường giao thông trong bệnh viện
Bố trí đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho:
  • Nhân viên và khách
  • Người bệnh
  • Khu lây
  • Thực phẩm và đồ dùng sạch
  • Xe rác và đồ vật bẩn
  • Trong bệnh viện có bổ trí các loại đường đi:
  • Đường cho xe cấp cứu, xe chữa cháy
  • Đường nối các công trình nội trú, cận lâm sàn và khám chữa bệnh
  • Đường đi dạo cho người bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện gồm có 3 cổng liên lạc:

  • Cổng chính: là cổng tiếp nhận bệnh nhân vào khám bệnh và liên hệ công tác.
  • Cổng cấp cứu: phía tây, dẫn vào đường nội bộ của khu vực tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, có bãi đỗ xe lớn.
  • Cổng nhà tang lễ.

 

STT Hạng mục Diện tích (ms) Tỉ lệ (%)
1  Đất xây dựng Bệnh viện 31.200 40,0
Cây xanh 31.200 40,0
2 Sân bãi, đường đi 15.600 20,0
3 Tổng 78.000 100,0

 

Hình khối kiến trúc

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1.000 giường có bố cục hình khối để tận dụng tất cả các ưu điểm của khí hậu như: đón gió, tránh nắng gắt phía tây, tạo khí hậu tốt cho khu vực bệnh viện.

Một đặc điểm nổi bật của Công trình là được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng thời áp dụng hình thức thông gió xuyên phòng cho tất cả các phòng bệnh nhân nội trú. Giải pháp tạo ra các sân trong (giếng trời) đóng mở có tác dụng tích cực tạo luồng không khí lưu thông trong toàn Bệnh viện.

Màu sắc cũng là một yếu tố đáng quan tâm khi qui hoạch tổng thể Bệnh viện. Màu sắc phải thể hiện tính sinh động của quần thể nhưng không quá chói, phải phù hợp với yêu cầu yên tĩnh của bệnh nhân. Màu sắc là yếu tố tâm lý góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương.

Công trình bám sát mặt đất, đem lại cho người sử dụng cảm giác gần gũi với thiên nhiên, đồng thời tận dụng được các ưu thế về khí hậu mà không phải địa điểm nào cũng có được. Để tạo tầm nhìn tốt đến công trình, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương  được bố trí theo lối giật cấp.

Yêu cầu về mỹ quan: Phù hợp với chức năng, đảm bảo mỹ quan, thông thoáng, vệ sinh môi trường, màu sắc hài hoà, sử dụng vật liệu không bám bụi, đảm bảo tiêu chuẩn riêng, độc đáo của công trình Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương.

Phân khu chức năng

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương  quy mô 1000 giường đạt tiêu chuẩn cấp I, có hệ thống kỹ thuật y tế rất phức tạp. Điều này đòi hỏi sự liên lạc thông suốt giữa các phòng ban, các khoa như: khoa khám – khoa lâm sàng – khối điều trị nội trú.v.v.

Giải pháp mặt bằng kiến trúc Bệnh viện cần bảo đảm yêu cầu như:

  • Hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận
  • Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho khu chữa bệnh nội trú.
  • Nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai

Quan điểm thiết kế của giải pháp kiến trúc:

  • Ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân (điều kiện vệ sinh, thư giãn)
  • Bố trí khéo léo và hợp lý, riêng biệt cho khu điều trị Nam – Nữ, tế nhị cho bệnh nhân phụ sản.
  • Tạo mối quan hệ thân thiện giữa các bác sĩ, nhân viên và người bệnh, không có cảm giác cách li xã hội của bệnh nhân, nên đưa các không gian thư giãn, giải trí vào phục vụ bệnh nhân.
  • Giao thông ngắn, cách li nhưng dễ dàng liên hệ với nhau.

Nội dung công trình Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1000 giường gồm các khối chính:

  • Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú
  • Khối chữa bệnh nội trú
  • Khối chữa bệnh lâm sàng
  • Khối hành chính quản trị và phục vụ sinh hoạt

 

6.5 Giải pháp kỹ thuật điện nước

Cấp điện

Nguồn điện cung cấp lấy từ lưới điện lưới quốc gia, qua hệ thống đường dây điện ngầm vào khu xử lý kỹ thuật của toàn khu Dự án.

Thiết kế theo tiêu chuẩn số 20 TCN 25 – 91 và 20 TCN 27-91.

Bệnh viện được cung cấp đầy đủ cho chiếu sáng, sử dụng trang thiết bị y tế và các trang thiết bị nói chung của công trình, thiết bị thông tin. Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện dùng cho máy móc và các thiết bị có công suất lớn.

 

Nguồn cung cấp điện:

  • Điện lưới cao thế qua trạm biến áp 3 pha 220v/ 380v
  • Máy phát điện dự phòng

 

Cấp nước

  • Nguồn nước lấy từ đường ống cấp nước chung của Bình Dương, dẫn vào bể chứa nước ngầm được xây dựng mới cho công trình, sau đó được bơm lên hồ nước mái để cấp nước cho toàn bộ công trình.
  • Hệ thống cung cấp nước sạch: bệnh viện phải được cấp nước liên tục suốt ngày đêm gồm hệ thống nước sinh hoạt và phục vụ công tác chuyên môn gồm nước lạnh tập trung và nước nóng cục bộ, nước tiệt trùng cục bộ.
  • Xây hồ nước ngầm PCCC và hồ nước ngầm sinh hoạt
  • Bồn nước mái bằng inox
  • Lắp đặt hai máy bơm nước từ hồ ngầm lên mái
  • Lắp đặt hệ thống cấp nước sinh hoạt cho toàn khu bằng ống nhựa PVC D21, D27, D49, D60
  • Lắp đặt hệ thống cấp nước tiệt trùng cho các phòng điều trị, phòng mổ,v.v.
  • Lắp đặt hệ thống cấp nước cứu hoả
  • Lắp đặt hệ thống cửa tự động cho phòng mổ
  • Lắp đặt hệ thống oxy tường cho phòng mổ, phòng điều trị nội trú

Thoát nước

Nước thải (nước thải y tế) sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn thoát nước đô thị tại khu xử lý nước thải của Bệnh viện, sau đó thải vào cống nước chung của thành phố.

Nước mưa được thu lại theo hệ thống riêng và dẫn thoát ra hệ thống thoát nước khu vực bằng cống BTTC 200, 300, 400.. .800

Lắp đặt hệ thống chống sét

Công trình phải lắp đặt hệ thống chống sét khối nhà, các thiết bị đều phải nối đất an toàn theo tiêu chuẩn qui phạm hiện hành.

6.6 Giải pháp kỹ thuật công trình

Quy mô kết cấu như sau:

  • Công trình được xây kiên cố cấp 2 móng, cột, đà, sàn, BTCT đá 1×2 Mac 200
  • Nền lát gạch Cecramic, tường phòng khám ốp gạch men cao 1,60m
  • Các cửa sổ và cửa ra vào bằng nhôm kính
  • Phòng vệ sinh lát gạch mosaïque, tường ốp gạch men cao 1,60m
  • Cầu thang bộ bằng bê tông cốt thép lát đá granit
  • Sơn nước toàn bộ công trình
  • Trang thiết bị hệ thống oxy cho các phòng khám đặc biệt
  • Lắp đặt hệ thống điện, thang máy, máy lạnh, đèn, quạt và điện chiếu sáng cho các khối nhà
  • Láng nền, trồng hoa, cây cảnh xung quanh công trình
  • Mặt tiền ốp đá trang trí
  • Hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa PVC
  • Tôn nền công trình lên cao 1,25m

Việc tính toán khẩu độ và bước cột là một khâu quan trọng, nó quyết định tính kinh tế của công trình và hoạt động sau này. Sử dụng vật tư tổng hợp cho phần bao, che với mục đích giảm chi phí đầu tư mà vẫn giữ được vẻ đẹp mỹ quan, sử dụng một phần ánh sáng tự nhiên ngoài trời.

Hệ thống thông tin: điện thoại, fax, máy tính, tivi tại tất cả các phòng làm việc, phòng điều trị và phòng bệnh nhân, hành lang ngồi chờ, trung tâm xử lý hình ảnh nối mạng với bên ngoài (telemedicine)

 

 

Kỹ thuật xây dựng

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1000 giường được xây dựng công nghệ EVG-3D do Công ty Thế Kỷ Mới sản xuất (công nghệ của Cộng Hòa Áo).

Công nghệ xây dựng EVG-3D là công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, vật liệu EVG- 3D – TKM bảo đảm môi trường sạch, chịu được động đất trên 7,5 độ Richter, chịu bão tố cấp 13(300 km/giờ), cách âm 42dB, cách nhiệt, giảm tiêu hao điện năng sử dụng đến 40%, đăc biệt với công nghệ  xây dựng EVG 3D – TKM thời gian thi công rút ngắn hơn phương pháp xây dựng cổ truyền là 40%.

Về mặt tài chính, với phương pháp xây dựng công nghệ mới, thời gian quay vòng tài chính rất nhanh, thời gian hoàn thành công trình nhanh giúp cho chủ đầu tư khai thác sớm và tạo ra giá trị trong thời gian ngắn nhất, bảo đảm tính khả thi khi sử dụng bằng vốn đầu tư hoặc vốn vay.

Công nghệ sản xuất EVG-3D panel và công nghệ xây dựng EVG-3D được cấp bằng sáng chế độc quyền và License Franchise tại Việt Nam.

Với biện pháp xây dựng này Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1000 giường sẽ bảo đảm tính bền vững của công trình và tính khả thi của dự án.

6.7 Các vấn đề vệ sinh môi trường

Công ty sẽ quản lý chất thải y tế của bệnh viện theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-YT của Bộ Y tế ban hành ngày 27 tháng 08 năm 1999 về quy chế quản lý chất thải y tế độc hại.

Các chất thải y tế gây ô nhiễm ở thể rắn sẽ được lưu giữ trong bao bì phù hợp với quy chế và được một công ty có chức năng xử lý chất thải đưa ra ngoài tiêu hủy. Thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế độc hại bên trong bệnh viện thông thường là 48 giờ.

Theo Quyết định số 2575, Công ty sẽ xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý các chất thải y tế dạng lỏng bên trong Bệnh viện. Chất thải y tế dạng lỏng sẽ được xử lý một cách chuyên nghiệp trước khi được đưa ra hệ thống thoát nước công cộng.

7. NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

7.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương quy mô 1000 giường

7.2 Tiêu chuẩn nhân sự

Ban giám đốc

Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo bệnh viện và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bệnh viện. Đội ngũ Ban giám đốc được cân nhắc và tuyển chọn đủ đạo đức, đủ kinh nghiệm trong tổ chức và phục vụ. Ban giám đốc phải là những chuyên gia y tế cao cấp trong nhiều lĩnh vực, có thể đảm nhận những ca khó khăn nhất của bệnh viện.

Đội ngũ Bác sỹ

Đội ngũ Bác sỹ là những người trực tiếp chính trong việc khám, chuẩn đoán và chữa bệnh. Yêu cầu có đủ năng lực chuyên môn, tay nghề vững vàng, đạo đức tốt, lòng nhân ái. Phải là người trợ thủ đắc lực nhất cho ban giám đốc.

Đội ngũ Y sỹ, Y tá, điều dưỡng.

Những người trực tiếp chính trong việc phục vụ bệnh nhân. Yêu cầu có năng lực chuyên môn theo nghiệp vụ, có sức khoẻ, có đạo đức, có lòng nhân ái.

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác nội bộ, đối ngoại, quản lý toàn bộ nhân sự của công ty. Trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển nhân lực cho công ty. Yêu cầu có đạo đức, sức khỏe, có trình độ trong lĩnh vực hành chính.

Phòng kế toán

Bộ phận có trách nhiệm thống kê các phát sinh tài chính của công ty đồng thời lên kế hoạch tài chính cho công ty, giúp Ban giám đốc biết rõ tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính từ đó đề ra các biện pháp phát triển tài chính cho công ty. Yêu cầu cán bộ tài chính phải có đạo đức và sức khỏe, có trình độ chuyên môn về kế toán tài chính.

Các phòng, ban khác và lao động phổ thông được tuyển chọn trên tinh thần nhu cầu công việc và các điều kiện sức khỏe và đạo đức tốt.

7.3 Nguồn lao động

Do Bệnh viện có hai nhóm lao động cơ bản là:  cán bộ quản lý và cán bộ y tế do vậy nguồn lao động cho Dự án sẽ được xác định như sau:

Bộ phận quản lý :

  • Ban giám đốc và một số cán bộ chủ chốt sẽ do chủ doanh nghiệp đề bạt.
  • Cán bộ quản lý khác và khối hành chính sẽ tuyển trực tiếp ưu tiên cho lao động tại địa phương.
  • Đội ngũ cán bộ y tế bao gồm bác sỹ, y sỹ, y tá, điều dưỡng, sẽ tuyển trực tiếp và ưu tiên cho lao động tại địa phương.

7.4 Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

Nghĩa vụ

Trước khi thi tuyển vào Bệnh viện, người lao động có nghĩa vụ: xem xét, nghiên cứu các yêu cầu của Bệnh viện về việc làm, chế độ, và quyền lợi của người lao động, nếu thấy phù hợp sẽ ký với Bệnh viện hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật. Trong quá trình làm việc, người lao động có nghĩa vụ thực hiện các cam kết đã ký trong hợp đồng, chịu sự quản lý về lao động của Bệnh viện và có ý thức bảo vệ tài sản.

Quyền lợi

  • Công nhân viên lao động tại bệnh viện sẽ được hưởng lương theo chế độ lương của Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương thông báo, không thấp hơn mức lương của các bệnh viện cùng khu vực.
  • Lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước
  • Công nhân sẽ được hưởng chế phụ cấp độc hại và các chế độ thưởng phạt theo quy chế hiện hành.
  • Được hưởng chế độ khám sức khỏe theo định kỳ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phó TGD Kế hoạch Tổng hợp
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGD

chuyên môn

 

Phòng kế hoạch

tổng hợp

Khoa khám bệnh
Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao

 

Phòng hành chính quản trị
Khoa cấp cứu
Trung tâm trải phẫu
Phòng vật tư

thiết bị y tế

 

Khoa điều trị

tích cực

Khoa sinh hóa

 

Phòng tổ chức

cán bộ

 

Khoa chấn thương chỉnh hình
Khoa dược
Phòng tài chính

kế toán

 

Khoa điều trị

tim mạch

Lão khoa
Trung tâm SOS

 

Khối nội khoa
Khoa từ thiện

nhân dân

 

Phòng hợp tác

Quốc tế

 

Khối ngoại khoa
Ngân hàng tinh trùng

 

Trung tâm đào tạo

N. cứu khoa học

 

Khoa nhi

 

Ngân hàng máu
Khoa mắt

 

Trị Xạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Được cấp trang bị bảo hộ lao động và giáo dục an toàn lao động
  • Được hưởng các cơ chế khác theo quy định của Nhà nước

Chế độ làm việc

  • Số ngày làm việc theo quy định trong năm: 245
  • Số ngày làm việc trong tuần :5 ngày
  • Số giờ làm việc một ngày: 8 giờ/ca

Đào tạo lao động

Trong quá trình xây dựng, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương sẽ trực tiếp tuyển dụng lao động. Lao động chưa đạt tới trình độ thành thạo sẽ được Bệnh viện đào tạo tay nghề theo yêu cầu của từng khoa chuyên môn.

Khi Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương đi vào hoạt động, việc đào tạo nhân viên y tế cũng như đội ngũ quản lý là thường xuyên. Hàng năm sẽ có những khóa nâng cao tay nghề cho người lao động.

8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

8.1 Tiến độ thực hiện đầu tư

Tiến độ thực hiện giai đoạn 1 của Dự án được dự tính như sau:

  • Nộp đơn xin cấp phép đầu tư :
  • Nhận giấy phép đầu tư :
  • Bắt đầu xây dựng bệnh viện : 12/2013
  • Xây dựng hoàn tất : 12/2016
  • Bắt đầu hoạt động : 01/2017

Ngoài ra, các công việc khác được tiến hành song song như:

  • Lập bản vẽ thiết kế Bệnh viện
  • Chuẩn bị nhân lực cho việc thực hiện Dự án
  • Ký kết các hợp đồng với các công ty cung ứng vật tư thiết bị y tế về việc mua các máy móc thiết bị theo kế hoạch
  • Chuẩn bị tập kết máy móc thiết bị về

8.2 Giai đoạn đầu tư

Xây dựng bệnh viện là một Dự án đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, để có thể cung cấp được nhiều dịch vụ y tế cho nhiều khách hàng với giá cả hợp lý.

Để giảm rủi ro tài chính khi hoạt động, toàn bộ Dự án không được gói gọn trong một giai đoạn mà trong hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (năm 1-3): 300 giường bệnh

  • Kích cỡ ban đầu của Bệnh viện đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế
  • Tập trung vào ba bộ phận: Ung bứu (cấp độ 3), Tim mạch (cấp độ 1),
  • Thần kinh sọ não (cấp độ 1), và một số phòng khám quan trọng cần thiết cho một bệnh viện đa khoa. 250 giường bệnh

Giai đoạn 2 (từ năm 4): 200 giường bệnh

  • Tăng thêm các dịch vụ: Tim mạch (cấp độ 3), Hình ảnh y khoa từ xa, Chẩn bệnh từ xa.
  • Mua thêm các thiết bị y tế hiện đại.
  • Tăng thêm 250 giường bệnh.

Giai đoạn 3 (từ năm 6): 500- giường bệnh

  • Tăng thêm các dịch vụ: Thần kinh sọ não (cấp độ 3)
  • Mua thêm các thiết bị y tế hiện đại.
  • Tăng thêm 200 giường bệnh.

8.3 Tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý Dự án

Sau khi Dự án được phê duyệt, công ty sẽ tiến hành thành lập Ban quản lý Dự án do Phó giám đốc công ty làm trưởng ban. Ban quản lý Dự án có trách nhiệm:

  • Thực hiện các kế hoạch theo Dự án và của công ty giao phó
  • Tổ chức thực hiện thi công và giám sát thi công đảm bảo công trình đúng thiết kế, chất lượng và thời gian hoàn thành theo đúng kế hoạch được duyệt
  • Tổ chức tiếp nhận trang thiết bị nhập về, bảo quản và tiến hành lắp ráp theo tiến độ của Dự án đã duyệt
  • Tổ chức quản lý nhân sự trong quá trình thực hiện xây dựng Dự án
  • Tổ chức thực hiện và điều hành bộ phận kế toán thực hiện theo đúng chức năng của Bộ Tài chính quy định
  • Tiến hành quyết toán từng hạng mục công trình
  • Báo cáo kết quả theo định kỳ hay đột xuất với công ty
  • Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả để có thể đưa Dự án vào hoạt động đúng kế hoạch

Tổ chức tuyển và đào tạo nhân viên – bộ máy gián tiếp

  • Việc tổ chức tuyển dụng lao động sẽ do công ty đảm nhiệm
  • Việc đào tạo sẽ thực hiện bằng cách nếu lao động chưa có tay nghề sẽ gửi vào trường dạy nghề để học theo phương thức ngắn hạn
  • Bộ máy gián tiếp cũng sẽ do công ty trực tiếp bổ nhiệm và tuyển dụng
  • Số lượng và các tiêu chuẩn được trình bày trong phần “Nhân sự và tổ chức quản lý”

Tổ chức hoạt động

Sau khi Dự án hoàn thành, nghiệm thu thì sẽ đưa vào hoạt động ngay, quá trình hoạt động sẽ tuân thủ các quy tắc, quy trình của một bệnh viện

Công ty sẽ xin cấp phép cho bệnh viện hoạt động 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Hình thức đầu tư

Bệnh viện được đầu tư mới hoàn toàn. Doanh nghiệp quản lý bệnh viện được thành lập theo luật doanh nghiệp có chức năng đầu tư, quản lý bệnh viện. Bên nước ngoài sẽ hợp tác trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh từ xa, hoặc gửi bác sĩ và các chuyên gia giỏi trong ngành y sang trực tiếp chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện sẽ xin hưởng các ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.

9. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

9.1 Luật và các quy định về Y tế tại Việt Nam

Các chính sách mở cửa thị trường của Chính phủ: các chính sách này đã cổ vũ cho sự phát triển của các bệnh viện tư nhân. Mặc dù cho đến nay thị trường này vẫn bị hạn chế trong những người Việt Nam khá giả, con số các bệnh viện tư nhân đã tăng lên từ 6 vào năm 1999 đến 26 năm 2003, và mỗi bệnh viện đều có khỏang 2 triệu đô vốn đầu tư. Những cơ sở y tế tư nhận này đã được thiết lập để chia sẻ gánh nặng cho các bệnh viện công, tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện này đều thất bại trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các bệnh viện tư lại rộng rãi hơn trong việc mua các thiết bị mới và ứng dụng các công nghệ tiên tiến cho phép họ có chỗ đứng riêng trong thị trường.

Chiến lược của chính phủ về các ứng dụng công nghệ cao và cá nhân y tế: nhìn lại những vấn đề trên, chiến lược đầy tham vọng của Bộ Y tế là bảo đảm cho việc mua các thiết bị y tế thiết yểu cho tất cả các cơ sở y tế vào trước năm 2010. Chiến lược này cũng tập trung cho việc đầu tư vào 3 trung tâm công nghệ cao (Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh). Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, nó nhẩn mạnh nhu cầu huấn luyện cho các nhân viên y tế.

Hòa Bình Xanh đã có kinh nghiệm và am hiểu trong việc tuân thủ Luật và quy định y tế đặc biệt của Việt Nam. Hòa Bình Xanh cũng cam kết về an ninh thông tin và bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích của các bệnh nhân.

Hòa Bình Xanh sẽ thuận tiện hóa sự cộng tác giữa các chuyên gia về công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, cùng với các cơ quan chính phủ và nhũng nhà làm luật. Hòa Bình Xanh hướng đến việc củng cố cấu trúc y tế quốc gia, huấn luyện và giáo dục cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, hợp nhất chương trình sức khỏe quốc gia và hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin sức khỏe cộng đồng.

9.2 Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới và tăng cường cơ sở vật chất của chính phủ

– Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

– Quyết định số 4595/QĐ-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009-2020.

– Quyết định số 2357/QĐ-BYT ngày 05/07/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020.

– Quyết định số 1958/QĐ-TTg ngày 4/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020.

– Quyết định số 950/QĐ-TT, ngày 27/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng trạm y tế xã vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010.

– Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 (Đề án 47).

– Quyết định 930/QĐ-TTg ngày 30/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa các tỉnh.

9.3 Hình thức đầu tư

Bệnh viện được đầu tư mới hoàn toàn. Doanh nghiệp quản lý bệnh viện được thành lập theo Luật doanh nghiệp, quản lý bệnh viện. Bên nước ngoài sẽ hợp tác trong lĩnh vực chẩn bệnh từ xa, hoặc gửi bác sĩ và các chuyên gia giỏi trong ngành y sang trực tiếp chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện sẽ xin hưởng các ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.

9.4 Ưu đãi đầu tư

Theo Luật đầu tư hiện hành tại Việt Nam, nhà đầu tư có dự án trong các lĩnh vực đặc biệt (bao gồm y tể) được hưởng các ưu đãi đầu tư sau đây:

Thuế nhập khẩu: Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu cho các hàng hóa để hình thành tài sản cố định, bao gồm:

Máy móc thiết bị;

Các phương tiện vận tải chuyên dụng cho dây chuyền công nghệ, các phương tiện vận tải dùng để chuyên chở nhân công;

Phụ tùng, chi tiết, bộ phận, khuôn đi kèm với máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải chuyên dụng đề cập ở trên;

Nguyên vật liệu dùng để sản xuất máy móc, thiết bị trong các dây chuyền công nghệ hoặc để sản xuất phụ tùng, chi tiết đi kèm với máy móc thiết bị;

Vật liệu xây dựng chưa được sản xuất ở trong nước.

Chính phủ sẽ có các hình thức miến giảm thuế xuất nhập khẩu với các mặt hàng đặc biệt cần khuyển khích đầu tư.

Thuế thu nhập: Nhà đầu tư chỉ phải chịu thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20 %, so với mức thuế suất bình thường là 25%.

Thời gian miễn thuế: Nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa trong 2 năm kể từ khi có lợi nhuận và có thể được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa trong 2 năm kế tiếp.

Hoàn thuế thu nhập: Tổng cộng hoặc một phần thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả tương ứng với phần lợi nhuận tái đầu tư sẽ được hoàn lại. Chính phủ sẽ quy định phần trăm thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn tương ứng với lợi nhuận tái đâu tư tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đâu tư và tùy thuộc vào cách thức và thời gian tái đầu tư.

Chuyển lỗ: Sau khi tính thuế với sở thuế, nếu bị lỗ thì sẽ được chuyển khoản lỗ đó cho năm tiếp theo. Những khoản lỗ này sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

Chuyển tiền: Nhà đầu tư có quyền chuyển ra nước ngoài lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh, Khoản thanh toán cho việc cung cấp công nghệ và dịch vụ; Tiền nợ gốc và tiền lãi trả cho các khoản vay nước ngoài trong thời gian hoạt động; Vốn đầu tư, Các khoản tiền khác và tài sản sở hữu hợp pháp.

Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam sau khi trả thuế thu nhập theo luật định sẽ được phép chuyển ra nước ngoài khoản thu nhập hợp pháp

 

10.TÀI CHÍNH

10.1 Vốn đầu tư

BẢNG 1: VỐN ĐẦU TƯ

VỐN ĐẦU TƯ – USD
Tổng cộng 100.00% 1,000,000,000
Vốn cố định 90.00% 900,000,000
Khảo sát và nghiên cứu 0.20% 2,000,000
Đền bù giải tỏa và thuê đất 5.00% 50,000,000
Giấy phép 0.10% 1,000,000
Xây dựng khu điều dưỡng 12.00% 120,000,000
Thiết kế   4,000,000
Xây dựng   86,000,000
Cơ sở hạ tầng   30,000,000
Xây dựng bệnh viện 18.00% 180,000,000
Thiết kế   6,300,000
Xây dựng   118,700,000
Cơ sở hạ tầng cho các bộ phận   55,000,000
Khu biệt thự dành cho chuyên gia 8.00%

 

 

80,000,000
Khu chung cư cho cán bộ công nhân viên 8.00% 80,000,000
Công viên cây xanh 4.00 % 40,000,000
Khu Dịch vụ 2.00% 20,000,000
Nhân lực 3.00% 30,000,000
Thiết bị y tế chuyên dùng 20.00% 200,000,000
Thiết bị y tế phụ trợ 3.00% 30,000,000
Các thiết bị khác 1.00% 10,000,000
Chuẩn bị hoạt động 0.70% 7,000,000
Đào tạo 3.00% 30.000.000

 

 

,000,000

Dự phòng 5.00%

 

50,000,000
Vốn hoạt động (ước tính) 5.00% 50,000,000
Nguồn vốn phân bổ
Tổng vốn đầu tư 100.00% 1,000,000,000
Vốn tự đầu tư (vốn pháp định) 2.00% 20,000,000
Vốn vay 98.00% 980,000,000

 

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ĐƯỢC PHÂN BỔ

 

TT Nội dung Thành tiền
VNĐ USD
I Chi phí xây dựng 10.920.000.000.000 520.000.000
1 Khối bệnh viện 19 tầng 3.780.000.000.000 180.000.000
2 Khu điều dưỡng 2.520.000.000.000 120.000.000

.

3 Khu dịch vụ 420.000.000.000. 20.000.000
4 Khu Cây xanh 840.000.000.000 40.000.000
5 Khu biệt thự cho chuyên gia 1.680.000.000.000 80.000.000
6 Khu chung cư cho cán bộ công nhân viên 1.680.000.000.000 80.000.000
II Chi phí thiết bi 5.040.000.000.000 240.000.000
2 Thiết bị y tế chuyên dùng 4.200.000.000.000 200.000.000
3 Thiết bị y tế phụ trợ 630.000.000.000 30.000.000
4 Thiết bị khác 210.000.000.000 10.000.000
III Chi Phí đào tạo& Nhân lực 1.260.000.000.000 60.000.000
V Đền bù giải phóng mặt bằng 1.050.000.000.000 50.000.000
VI Chi phí khác 210.000.000.000 10.000.000
VII Vốn hoat đông 1.050.000.000.000 50.000.000
VIII Dự phòng phí 1.050.000.000.000 50.000.000
Tổng cộng 20.580.000.000.000 980.000.000.
VII Chi phí khấu hao/năm
(thời gian khâu hao 30 năm)
7.000.000.000.000 33.333,333
VIII Nguồn vốn 21.000.000.000.000 1.000.000.000
VIIII Vốn tự có 420.000.000.000 20.000.000

 

 

10.3 Dự toán lỗ lãi

 

10.4 Phân tích tài chính

BẢNG 2.1 : DOANH THU HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 1-6 CỦA NĂM HOẠT ĐÔNG

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH                            Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
/ Doanh thu từ hoạt động y tế 9,441,134,302 24,796,800 27,276,480 30,004,128 33,004,541 37,955,222 43,648,505
1 Khoa ung bứu 2,648,123,036 6,955,200 7,650,720 8,415,792 9,257,371 10,645,977 12,242,873
2 Khoa tim mạch 1,611,900,978 4,233,600 4,656,960 5,122,656 5,634,922 6,480,160 7,452,184
3 Khoa nhi 1,496,765,194 3,931,200 4,324,320 4,756,752 5,232,427 6,017,291 6,919,885
4 Khoa bệnh nhân nội trú 460,543,137 1,209,600 1,330,560 1,463,616 1,609,978 1,851,474 2,129,195
5 Khoa xét nghiệm 345,407,353 907,200 997,920 1,097,712 1,207,483 1,388,606 1,596,897
6 Khoa khám bệnh 575,678,921 1,512,000 1,663,200 1,829,520 2,012,472 2,314,343 2,661,494
7 Khoa chấn thương chỉnh hình 172,703,676 453,600 498,960 548,856 603,742 694,303 798,448
8 Trung tâm xạ phẫu 230,271,568 604,800 665,280 731,808 804,989 925,737 1,064,598
9 Cấp cứu SOS 345,407,353 907,200 997,920 1,097,712 1,207,483 1,388,606 1,596,897
10 Ngân hàng máu 460,543,137 1,209,600 1,330,560 1,463,616 1,609,978 1,851,474 2,129,195
11 Các khoa khác 1,093,789,950 2,872,800 3,160,080 3,476,088 3,823,697 4,397,251 5,056,839
II Doanh thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo 460,543,137 1,209,600 1,330,560 1,463,616 1,609,978 1,851,474 2,129,195
III Doanh thu từ dich vu tư vấn 460,543,137 1,209,600 1,330,560 1,463,616 1,609,978 1,851,474 2,129,195
IV Doanh thu từ hoạt động điều dưỡng 690,814,705 1,814,400 1,995,840 2,195,424 2,414,966 2,777,211 3,193,793
V Doanh thu từ hoat động khác 460,543,137 1,209,600 1,330,560 1,463,616 1,609,978 1,851,474 2,129,195
Tổng cộng 11,513,578,417 30,240,000 33,264,000 36,590,400 40,249,440 46,286,856 53,229,884

 

 

BẢNG 2.2 : DOANH THU HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 7-12 CỦA NĂM HOẠT ĐÔNG

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH                            Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12
/ Doanh thu từ hoạt động y tế 50,195,781 57,725,148 66,383,920 76,341,508 87,792,735 100,961,645
1 Khoa ung bứu 14,079,304 16,191,200 18,619,880 21,412,862 24,624,791 28,318,510
2 Khoa tim mạch 8,570,011 9,855,513 11,333,840 13,033,916 14,989,003 17,237,354
3 Khoa nhi 7,957,868 9,151,548 10,524,280 12,102,922 13,918,360 16,006,114
4 Khoa bệnh nhân nội trú 2,448,575 2,815,861 3,238,240 3,723,976 4,282,572 4,924,958
5 Khoa xét nghiệm 1,836,431 2,111,896 2,428,680 2,792,982 3,211,929 3,693,719
6 Khoa khám bệnh 3,060,718 3,519,826 4,047,800 4,654,970 5,353,216 6,156,198
7 Khoa chấn thương chỉnh hình 918,216 1,055,948 1,214,340 1,396,491 1,605,965 1,846,859
8 Trung tâm xạ phẫu 1,224,287 1,407,930 1,619,120 1,861,988 2,141,286 2,462,479
9 Cấp cứu SOS 1,836,431 2,111,896 2,428,680 2,792,982 3,211,929 3,693,719
10 Ngân hàng máu 2,448,575 2,815,861 3,238,240 3,723,976 4,282,572 4,924,958
11 Các khoa khác 5,815,365 6,687,670 7,690,820 8,844,443 10,171,110 11,696,776
II Doanh thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo 2,448,575 2,815,861 3,238,240 3,723,976 4,282,572 4,924,958
III Doanh thu từ dich vu tư vấn 2,448,575 2,815,861 3,238,240 3,723,976 4,282,572 4,924,958
IV Doanh thu từ hoạt động điều dưỡng 3,672,862 4,223,791 4,857,360 5,585,964 6,423,859 7,387,437
V Doanh thu từ hoat động khác 2,448,575 2,815,861 3,238,240 3,723,976 4,282,572 4,924,958
Tổng cộng 61,214,367 70,396,522 80,956,000 93,099,401 107,064,311 123,123,957

 

BẢNG 2.3 : DOANH THU HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 13-18 CỦA NĂM HOẠT ĐÔNG

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH                            Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18
/ Doanh thu từ hoạt động y tế 116,105,892 133,521,775 153,550,042 176,582,548 203,069,930 233,530,420
1 Khoa ung bứu 32,566,287 37,451,230 43,068,914 49,529,251 56,958,639 65,502,435
2 Khoa tim mạch 19,822,957 22,796,401 26,215,861 30,148,240 34,670,476 39,871,047
3 Khoa nhi 18,407,032 21,168,086 24,343,299 27,994,794 32,194,013 37,023,115
4 Khoa bệnh nhân nội trú 5,663,702 6,513,257 7,490,246 8,613,783 9,905,850 11,391,728
5 Khoa xét nghiệm 4,247,777 4,884,943 5,617,684 6,460,337 7,429,388 8,543,796
6 Khoa khám bệnh 7,079,628 8,141,572 9,362,807 10,767,229 12,382,313 14,239,660
7 Khoa chấn thương chỉnh hình 2,123,888 2,442,472 2,808,842 3,230,169 3,714,694 4,271,898
8 Trung tâm xạ phẫu 2,831,851 3,256,629 3,745,123 4,306,891 4,952,925 5,695,864
9 Cấp cứu SOS 4,247,777 4,884,943 5,617,684 6,460,337 7,429,388 8,543,796
10 Ngân hàng máu 5,663,702 6,513,257 7,490,246 8,613,783 9,905,850 11,391,728
11 Các khoa khác 13,451,292 15,468,986 17,789,334 20,457,734 23,526,394 27,055,353
II Doanh thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo 5,663,702 6,513,257 7,490,246 8,613,783 9,905,850 11,391,728
III Doanh thu từ dich vu tư vấn 5,663,702 6,513,257 7,490,246 8,613,783 9,905,850 11,391,728
IV Doanh thu từ hoạt động điều dưỡng 8,495,553 9,769,886 11,235,369 12,920,674 14,858,775 17,087,592
V Doanh thu từ hoat động khác 5,663,702 6,513,257 7,490,246 8,613,783 9,905,850 11,391,728
Tổng cộng 141,592,551 162,831,433 187,256,148 215,344,571 247,646,256 284,793,195

 

 

 

BẢNG 2.4 : DOANH THU HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 19-24 CỦA NĂM HOẠT ĐÔNG

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH                            Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 19 Năm 20 Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24
/ Doanh thu từ hoạt động y tế 268,559,983 308,843,980 355,170,577 408,446,163 469,713,088 540,170,051
1 Khoa ung bứu 75,327,800 86,626,970 99,621,015 114,564,168 131,748,793 151,511,112
2 Khoa tim mạch 45,851,704 52,729,460 60,638,879 69,734,711 80,194,917 92,224,155
3 Khoa nhi 42,576,583 48,963,070 56,307,530 64,753,660 74,466,709 85,636,715
4 Khoa bệnh nhân nội trú 13,100,487 15,065,560 17,325,394 19,924,203 22,912,834 26,349,759
5 Khoa xét nghiệm 9,825,365 11,299,170 12,994,045 14,943,152 17,184,625 19,762,319
6 Khoa khám bệnh 16,375,609 18,831,950 21,656,742 24,905,254 28,641,042 32,937,198
7 Khoa chấn thương chỉnh hình 4,912,683 5,649,585 6,497,023 7,471,576 8,592,313 9,881,159
8 Trung tâm xạ phẫu 6,550,243 7,532,780 8,662,697 9,962,102 11,456,417 13,174,879
9 Cấp cứu SOS 9,825,365 11,299,170 12,994,045 14,943,152 17,184,625 19,762,319
10 Ngân hàng máu 13,100,487 15,065,560 17,325,394 19,924,203 22,912,834 26,349,759
11 Các khoa khác 31,113,657 35,780,705 41,147,811 47,319,982 54,417,980 62,580,677
II Doanh thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo 13,100,487 15,065,560 17,325,394 19,924,203 22,912,834 26,349,759
III Doanh thu từ dich vu tư vấn 13,100,487 15,065,560 17,325,394 19,924,203 22,912,834 26,349,759
IV Doanh thu từ hoạt động điều dưỡng 19,650,730 22,598,340 25,988,091 29,886,305 34,369,250 39,524,638
V Doanh thu từ hoat động khác 13,100,487 15,065,560 17,325,394 19,924,203 22,912,834 26,349,759
Tổng cộng 327,512,174 376,639,000 433,134,850 498,105,077 572,820,839 658,743,965

 

 

 

BẢNG 2.5: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 25-30 CỦA NĂM HOẠT ĐÔNG

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH                            Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30
/ Doanh thu từ hoạt động y tế 621,195,559 714,374,893 821,531,127 944,760,796 1,086,474,915 1,249,446,152
1 Khoa ung bứu 174,237,779 200,373,445 230,429,462 264,993,882 304,742,964 350,454,409
2 Khoa tim mạch 106,057,778 121,966,445 140,261,412 161,300,624 185,495,717 213,320,075
3 Khoa nhi 98,482,223 113,254,556 130,242,740 149,779,151 172,246,023 198,082,927
4 Khoa bệnh nhân nội trú 30,302,222 34,847,556 40,074,689 46,085,892 52,998,776 60,948,593
5 Khoa xét nghiệm 22,726,667 26,135,667 30,056,017 34,564,419 39,749,082 45,711,445
6 Khoa khám bệnh 37,877,778 43,559,445 50,093,361 57,607,366 66,248,470 76,185,741
7 Khoa chấn thương chỉnh hình 11,363,333 13,067,833 15,028,008 17,282,210 19,874,541 22,855,722
8 Trung tâm xạ phẫu 15,151,111 17,423,778 20,037,345 23,042,946 26,499,388 30,474,296
9 Cấp cứu SOS 22,726,667 26,135,667 30,056,017 34,564,419 39,749,082 45,711,445
10 Ngân hàng máu 30,302,222 34,847,556 40,074,689 46,085,892 52,998,776 60,948,593
11 Các khoa khác 71,967,778 82,762,945 95,177,387 109,453,995 125,872,094 144,752,908
II Doanh thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo 30,302,222 34,847,556 40,074,689 46,085,892 52,998,776 60,948,593
III Doanh thu từ dich vu tư vấn 30,302,222 34,847,556 40,074,689 46,085,892 52,998,776 60,948,593
IV Doanh thu từ hoạt động điều dưỡng 45,453,334 52,271,334 60,112,034 69,128,839 79,498,164 91,422,889
V Doanh thu từ hoat động khác 30,302,222 34,847,556 40,074,689 46,085,892 52,998,776 60,948,593
Tổng cộng 757,555,560 871,188,893 1,001,867,227 1,152,147,312 1,324,969,408 1,523,714,820

 

 

 

BẢNG 3.1 : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 1 – 6

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
/ Chi phí mua sắm hàng năm 725,116,419 5,292,000 5,556,600 5,834,430 6,126,152 6,432,459 7,075,705
// Chi phí nhân lực 1,595,256,122 11,642,400 12,224,520 12,835,746 13,477,533 14,151,410 15,566,551
1 Chi phí lương nhân viên quản lý 435,069,851 3,175,200 3,333,960 3,500,658 3,675,691 3,859,475 4,245,423
2 Chi phí lương nhân viên y khoa 870,139,703 6,350,400 6,667,920 7,001,316 7,351,382 7,718,951 8,490,846
3 Chi phí lương nhân viên đào tạo 145,023,284 1,058,400 1,111,320 1,166,886 1,225,230 1,286,492 1,415,141
4 Chi phí lương kỹ sư 145,023,284 1,058,400 1,111,320 1,166,886 1,225,230 1,286,492 1,415,141
/// Chi phí bảo trì 217,534,926 1,587,600 1,666,980 1,750,329 1,837,845 1,929,738 2,122,711
IV Chi phí thuê ngoài 253,790,747 1,852,200 1,944,810 2,042,051 2,144,153 2,251,361 2,476,497
V Chi phí vận hành 616,348,956 4,498,200 4,723,110 4,959,266 5,207,229 5,467,590 6,014,349
VI Chi phí nghiên cứu và phát triển 108,767,463 793,800 833,490 875,165 918,923 964,869 1,061,356
VII Chi phí khác 108,767,463 793,800 833,490 875,165 918,923 964,869 1,061,356
  Tổng cộng 3,625,582,095 26,460,000 27,783,000 29,172,150 30,630,758 32,162,295 35,378,525

 

BẢNG 3.2 : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 7 – 13

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

 

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 7 Nãm 8 Năm 9 Nãm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13
/ Chi phí mua sắm hàng năm 7,783,275 8,561,603 9,417,763 10,359,540 11,395,494 12,535,043 13,788,547
// Chi phí nhân lực 17,123,206 18,835,527 20,719,079 22,790,987 25,070,086 27,577,095 30,334,804
1 Chi phí lương nhân viên quản lý 4,669,965 5,136,962 5,650,658 6,215,724 6,837,296 7,521,026 8,273,128
2 Chi phí lương nhân viên y khoa 9,339,931 10,273,924 11,301,316 12,431,448 13,674,592 15,042,052 16,546,257
3 Chi phí lương nhân viên đào tao 1,556,655 1,712,321 1,883,553 2,071,908 2,279,099 2,507,009 2,757,709
4 Chi phí lương kỹ sư 1,556,655 1,712,321 1,883,553 2,071,908 2,279,099 2,507,009 2,757,709
/// Chi phí bảo trì 2,334,983 2,568,481 2,825,329 3,107,862 3,418,648 3,760,513 4,136,564
IV Chi phí thuê ngoài 2,724,146 2,996,561 3,296,217 3,625,839 3,988,423 4,387,265 4,825,992
V Chi phí vận hành 6,615,784 7,277,363 8,005,099 8,805,609 9,686,170 10,654,787 11,720,265
VI Chi phí nghiên cứu và phát triển 1,167,491 1,284,240 1,412,664 1,553,931 1,709,324 1,880,256 2,068,282
VII Chi phí khác 1,167,491 1,284,240 1,412,664 1,553,931 1,709,324 1,880,256 2,068,282
  Tổng cộng 38,916,377 42,808,015 47,088,817 51,797,698 56,977,468 62,675,215 68,942,736

 

 

 

 

BẢNG 3.3 : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 14 – 20

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

T T Nôi dung Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20
/ Chi phí mua sắm hàng năm 15,167,402 16,684,142 18,352,556 20,187,812 22,206,593 24,427,253 26,869,978
// Chi phí nhân lực 33,368,284 36,705,113 40,375,624 44,413,187 48,854,505 53,739,956 59,113,951
1 Chi phí lương nhân viên quản lý 9,100,441 10,010,485 11,011,534 12,112,687 13,323,956 14,656,352 16,121,987
2 Chi phí lương nhân viên y khoa 18,200,882 20,020,971 22,023,068 24,225,375 26,647,912 29,312,703 32,243,973
3 Chi phí lương nhân viên đào tao 3,033,480 3,336,828 3,670,511 4,037,562 4,441,319 4,885,451 5,373,996
4 Chi phí lương kỹ sư 3,033,480 3,336,828 3,670,511 4,037,562 4,441,319 4,885,451 5,373,996
/// Chi phí bảo trì 4,550,221 5,005,243 5,505,767 6,056,344 6,661,978 7,328,176 8,060,993
IV Chi phí thuê ngoài 5,308,591 5,839,450 6,423,395 7,065,734 7,772,308 8,549,538 9,404,492
V Chi phí vận hành 12,892,292 14,181,521 15,599,673 17,159,640 18,875,604 20,763,165 22,839,481
VI Chi phí nghiên cứu và phát triển 2,275,110 2,502,621 2,752,883 3,028,172 3,330,989 3,664,088 4,030,497
VII Chi phí khác 2,275,110 2,502,621 2,752,883 3,028,172 3,330,989 3,664,088 4,030,497
  Tổng cộng 75,837,010 83,420,711 91,762,782 100,939,060 111,032,967 122,136,263 134,349,889

 

 

 

 

 

BẢNG 3.4 : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 21 – 27

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27
/ Chi phí mua sắm hàng năm 29,556,976 32,512,673 35,763,941 39,340,335 43,274,368 47,601,805 52,361,985
// Chi phí nhân lực 65,025,347 71,527,881 78,680,669 86,548,736 95,203,610 104,723,971 115,196,368
1 Chi phí lương nhân viên quản lý 17,734,185 19,507,604 21,458,364 23,604,201 25,964,621 28,561,083 31,417,191
2 Chi phí lương nhân viên y khoa 35,468,371 39,015,208 42,916,729 47,208,402 51,929,242 57,122,166 62,834,382
3 Chi phí lương nhân viên đào tao 5,911,395 6,502,535 7,152,788 7,868,067 8,654,874 9,520,361 10,472,397
4 Chi phí lương kỹ sư 5,911,395 6,502,535 7,152,788 7,868,067 8,654,874 9,520,361 10,472,397
/// Chi phí bảo trì 8,867,093 9,753,802 10,729,182 11,802,100 12,982,310 14,280,541 15,708,596
IV Chi phí thuê ngoài 10,344,941 11,379,436 12,517,379 13,769,117 15,146,029 16,660,632 18,326,695
V Chi phí vận hành 25,123,429 27,635,772 30,399,349 33,439,284 36,783,213 40,461,534 44,507,688
VI Chi phí nghiên cứu và phát triển 4,433,546 4,876,901 5,364,591 5,901,050 6,491,155 7,140,271 7,854,298
VII Chi phí khác 4,433,546 4,876,901 5,364,591 5,901,050 6,491,155 7,140,271 7,854,298
  Tổng cộng 295,569,757 325,126,733 357,639,406 393,403,346 432,743,681 476,018,049 523,619,854

 

 

 

 

 

 

BẢNG 3.4 : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM THỨ 28 – 30

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

 

                                                                                                                                                                        Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 28 Năm 29 Năm 30
/ Chi phí mua sắm hàng năm 57,598,184 63,358,002 69,693,803
// Chi phí nhân lực 126,716,005 139,387,605 153,326,366
1 Chi phí lương nhân viên quản lý 34,558,910 38,014,801 41,816,282
2 Chi phí lương nhân viên y khoa 69,117,821 76,029,603 83,632,563
3 Chi phí lương nhân viên đào tao 11,519,637 12,671,600 13,938,761
4 Chi phí lương kỹ sư 11,519,637 12,671,600 13,938,761
/// Chi phí bảo trì 17,279,455 19,007,401 20,908,141
IV Chi phí thuê ngoài 20,159,364 22,175,301 24,392,831
V Chi phí vận hành 48,958,456 53,854,302 59,239,732
VI Chi phí nghiên cứu và phát triển 8,639,728 9,503,700 10,454,070
VII Chi phí khác 8,639,728 9,503,700 10,454,070
  Tổng cộng 287,990,920 316,790,012 348,469,013

 

 

 

BẢNG 4.1 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM THỨ 1 – 6

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
/ Doanh thu hoạt động 11,513,578,417 30,240,000 33,264,000 36,590,400 40,249,440 46,286,856 53,229,884
// Chi phí 4,475,610,763 51,460,000 52,783,000 54,172,150 55,630,758 57,162,295 72,138,525
1 Chi phí hoạt động 3,625,582,095 26,460,000 27,783,000 29,172,150 30,630,758 32,162,295 35,378,525
2 Chi phí khấu hao 750,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
3 Chi phí lãi vay 100,028,668 11,760,000
/// Lợi nhuận trước thuế 7,037,967,654 (21,220,000) (19,519,000) (17,581,750) (15,381,318) (10,875,439) (18,908,641)
IV ThuếTNDN (20%) 1,432,156,024
V Lơi nhuận sau thuế 5,605,811,630 (21,220,000) (19,519,000) (17,581,750) (15,381,318) (10,875,439) (18,908,641)

 

 

 

 

BẢNG 4.2 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM THỨ 7 – 13

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13
/ Doanh thu hoạt động 61,214,367 70,396,522 80,956,000 93,099,401 107,064,311 123,123,957 141,592,551
// Chi phí 73,676,377 77,168,015 81,048,817 85,357,698 90,137,468 95,385,668 101,144,858
1 Chi phí hoạt động 38,916,377 42,808,015 47,088,817 51,797,698 56,977,468 62,675,215 68,942,736
2 Chi phí khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
3 Chi phí lãi vay 9,760,000 9,360,000 8,960,000 8,560,000 8,160,000 7,710,453 7,202,121
/// Lợi nhuận trước thuế (12,462,010) (6,771,493) (92,816) 7,741,702 16,926,842 27,738,289 40,447,693
IV ThuếTNDN (20%) 1,548,340 3,385,368 5,547,658 8,089,539
V Lợi nhuận sau thuế (12,462,010) (6,771,493) (92,816) 6,193,362 13,541,474 22,190,631 32,358,154

 

 

BẢNG 4.3 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM THỨ 14 – 20

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20
/ Doanh thu hoạt động 162,831,433 187,256,148 215,344,571 247,646,256 284,793,195 327,512,174 376,639,000
// Chi phí 107,461,606 114,386,442 121,974,146 130,284,058 139,380,394 149,332,572 160,215,557
1 Chi phí hoạt động 75,837,010 83,420,711 91,762,782 100,939,060 111,032,967 122,136,263 134,349,889
2 Chi phí khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
3 Chi phí lãi vay 6,624,596 5,965,731 5,211,364 4,344,998 3,347,427 2,196,309 865,667
/// Lợi nhuận trước thuế 55,369,827 72,869,706 93,370,424 117,362,198 145,412,801 178,179,601 216,423,443
IV ThuếTNDN (20%) 11,073,965 14,573,941 18,674,085 23,472,440 29,082,560 35,635,920 43,284,689
V Lợi nhuận sau thuế 44,295,862 58,295,765 74,696,339 93,889,758 116,330,241 142,543,681 173,138,754

 

 

 

BẢNG 4.4 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM THỨ 21 – 27

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27
/ Doanh thu hoạt động 433,134,850 498,105,077 572,820,839 658,743,965 757,555,560 871,188,893 1,001,867,227
// Chi phí 172,784,878 187,563,366 203,819,703 221,701,673 241,371,841 263,009,025 286,809,927
1 Chi phí hoạt động 147,784,878 162,563,366 178,819,703 196,701,673 216,371,841 238,009,025 261,809,927
2 Chi phí khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
3 Chi phí lãi vay
/// Lợi nhuận trước thuế 260,349,971 310,541,711 369,001,136 437,042,292 516,183,719 608,179,869 715,057,300
IV ThuếTNDN (20%) 52,069,994 62,108,342 73,800,227 87,408,458 103,236,744 121,635,974 143,011,460
V Lợi nhuận sau thuế 208,279,977 248,433,369 295,200,909 349,633,833 412,946,975 486,543,895 572,045,840

 

 

 

 

BẢNG 4.5 : LỢI NHUẬN TỪ NĂM THỨ 28 – 30

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 28 Năm 29 Năm 30
/ Doanh thu hoạt động 1,152,147,312 1,324,969,408 1,523,714,820
// Chi phí 312,990,920 341,790,012 373,469,013
1 Chi phí hoạt động 287,990,920 316,790,012 348,469,013
2 Chi phí khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000
3 Chi phí lãi vay
/// Lợi nhuận trước thuế 839,156,392 983,179,397 1,150,245,807
IV ThuếTNDN (20%) 167,831,278 196,635,879 230,049,161
V Lợi nhuận sau thuế 671,325,114 786,543,517 920,196,645

 

 

 

 

 

BẢNG 5.1 : KẾ HOẠCH TRẢ NỢ TỪ NĂM THỨ 1 – 7

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
I Kế họach trả nợ              
1 Nợ gốc đầu kỳ 735,000,000 735,000,000 735,000,000 735,000,000 735,000,000 735,000,000 610,000,000
2 Lãi phải trả trong kỳ 11,760,000 9,760,000
3 Trả nợ gốc           125,000,000 25,000,000
4 Nợ gốc cuối kỳ 735,000,000 735,000,000 735,000,000 735,000,000 735,000,000 610,000,000 585,000,000
II Các nguồn trả nợ 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
1 Khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế (50%)
Nguồn trả nợ tích lũy 25,000,000 50,000,000 75,000,000 100,000,000 125,000,000 150,000,000 175,000,000
Nguồn còn lại tích lũy 25,000,000 50,000,000 75,000,000 100,000,000 125,000,000 25,000,000 25,000,000

 

 

 

 

 

BẢNG 5.2 : KẾ HOẠCH TRẢ NỢ TỪ NĂM THỨ 8 – 14

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14
I Kế họach trả nợ              
1 Nợ gốc đầu kỳ 585,000,000 560,000,000 535,000,000 510,000,000 481,903,319 450,132,582 414,037,267
2 Lãi phải trả trong kỳ 9,360,000 8,960,000 8,560,000 8,160,000 7,710,453 7,202,121 6,624,596
3 Trả nợ gốc 25,000,000 25,000,000 25,000,000 28,096,681 31,770,737 36,095,316 41,179,077
4 Nợ gốc cuối kỳ 560,000,000 535,000,000 510,000,000 481,903,319 450,132,582 414,037,267 372,858,189
II Các nguồn trả nợ 25,000,000 25,000,000 28,096,681 31,770,737 36,095,316 41,179,077 47,147,931
1 Khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế (50%) 3,096,681 6,770,737 11,095,316 16,179,077 22,147,931
Nguồn trả nợ tích lũy 200,000,000 225,000,000 253,096,681 284,867,418 320,962,733 362,141,811 409,289,741
Nguồn còn lại tích lũy 25,000,000 25,000,000 28,096,681 31,770,737 36,095,316 41,179,077 47,147,931

 

 

BẢNG 5.3  : KẾ HOẠCH TRẢ NỢ TỪ NĂM THỨ 15 – 20

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20
I Kế họach trả nợ            
1 Nợ gốc đầu kỳ 372,858,189 325,710,259 271,562,376 209,214,206 137,269,327 54,104,207
2 Lãi phải trả trong kỳ 5,965,731 5,211,364 4,344,998 3,347,427 2,196,309 865,667
3 Trả nợ gốc 47,147,931 54,147,882 62,348,170 71,944,879 83,165,120 54,104,207
4 Nợ gốc cuối kỳ 325,710,259 271,562,376 209,214,206 137,269,327 54,104,207
II Các nguồn trả nợ 54,147,882 62,348,170 71,944,879 83,165,120 96,271,841 111,569,377
1 Khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế (50%) 29,147,882 37,348,170 46,944,879 58,165,120 71,271,841 86,569,377
Nguồn trả nợ tích lũy 463,437,624 525,785,794 597,730,673 680,895,793 777,167,634 888,737,011
Nguồn còn lại tích lũy 54,147,882 62,348,170 71,944,879 83,165,120 96,271,841 153,737,011

 

 

 

 

 

BẢNG 5.4  : KẾ HOẠCH TRẢ NỢ TỪ NĂM THỨ 21 – 20

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24 Năm 25
I Kế họach trả nợ          
1 Nợ gốc đầu kỳ
2 Lãi phải trả trong kỳ
3 Trả nợ gốc
4 Nợ gốc cuối kỳ
II Các nguồn trả nợ 129,139,989 149,216,684 172,600,454 199,816,917 231,473,488
1 Khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế (50%) 104,139,989 124,216,684 147,600,454 174,816,917 206,473,488
Nguồn trả nợ tích lũy 1,017,876,999 1,167,093,684 1,339,694,138 1,539,511,055 1,770,984,543
Nguồn còn lại tích lũy 282,876,999 432,093,684 604,694,138 804,511,055 1,035,984,543

 

 

 

 

 

BẢNG 5.5: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ TỪ NĂM THỨ 26 – 30

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nôi dung Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30
I Kế họach trả nợ          
1 Nợ gốc đầu kỳ
2 Lãi phải trả trong kỳ
3 Trả nợ gốc
4 Nợ gốc cuối kỳ
II Các nguồn trả nợ 268,271,948 311,022,920 360,662,557 418,271,759 485,098,323
1 Khấu hao 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000 25,000,000
2 Lợi nhuận sau thuế (50%) 243,271,948 286,022,920 335,662,557 393,271,759 460,098,323
Nguồn trả nợ tích lũy 2,039,256,490 2,350,279,410 2,710,941,967 3,129,213,726 3,614,312,048
Nguồn còn lại tích lũy 1,304,256,490 1,615,279,410 1,975,941,967 2,394,213,726 2,879,312,048

 

BẢNG 6.1 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NĂM THỨ 1 – 4

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Tổng cộng Năm XD
(Năm 0)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
I Dòng thu 11,513,578,417 30,240,000 33,264,000 36,590,400 40,249,440
1 Doanh thu 11,513,578,417   30,240,000 33,264,000 36,590,400 40,249,440
II Dòng chi 5,057,738,119 750,000,000 26,460,000 27,783,000 29,172,150 30,630,758
1 Chi phí hoạt động 3,625,582,095   26,460,000 27,783,000 29,172,150 30,630,758
2 Chi phí đầu tư ban đầu 750,000,000 750,000,000
3 Thuế TNDN 1,432,156,024  
III Cân đôi thu chi 6,455,840,297 (750,000,000) 3,780,000 5,481,000 7,418,250 9,618,683
IV Cân đối thu chi tích lũy 19,275,168,057 (750,000,000) (746,220,000) (740,739,000) (733,320,750) (723,702,068)

 

 

Gi¸ trÞ hiÖn t¹i rßng cña dù ¸n NPV(r=5%)= 1,218,824,233  USD >0 dù ¸n kh¶ thi
Tû suÊt hoµn vèn néi bé IRR = 9.92% >r=5% dù ¸n kh¶ thi
HÖ sè thu chi B/C =                  1.51  lÇn >1 kh¶ thi
Thêi gian hoµn vèn                     17  n¨m                       1  th¸ng
L·i suÊt chiÕt khÊu 5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG 6.2 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NĂM THỨ 5 – 11

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

TT Nội dung Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11
I Dòng thu 46,286,856 53,229,884 61,214,367 70,396,522 80,956,000 93,099,401 107,064,311
1 Doanh thu 46,286,856 53,229,884 61,214,367 70,396,522 80,956,000 93,099,401 107,064,311
II Dòng chi 32,162,295 35,378,525 38,916,377 42,808,015 47,088,817 53,346,039 60,362,837
1 Chi phí hoạt động 32,162,295 35,378,525 38,916,377 42,808,015 47,088,817 51,797,698 56,977,468
2 Chi phí đầu tư ban đầu
3 Thuế TNDN 1,548,340 3,385,368
III Cân đôi thu chi 14,124,561 17,851,359 22,297,990 27,588,507 33,867,184 39,753,362 46,701,474
IV Cân đối thu chi tích lũy (709,577,507) (691,726,147) (669,428,158) (641,839,651) (607,972,467) (568,219,105) (521,517,631)

 

 

 

 

 

 

BẢNG 6.3 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NĂM THỨ 12 – 18

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18
I Dòng thu 123,123,957 141,592,551 162,831,433 187,256,148 215,344,571 247,646,256 284,793,195
1 Doanh thu 123,123,957 141,592,551 162,831,433 187,256,148 215,344,571 247,646,256 284,793,195
II Dòng chi 68,222,873 77,032,275 86,910,976 97,994,652 110,436,867 124,411,500 140,115,527
1 Chi phí hoạt động 62,675,215 68,942,736 75,837,010 83,420,711 91,762,782 100,939,060 111,032,967
2 Chi phí đầu tư ban đầu
3 Thuế TNDN 5,547,658 8,089,539 11,073,965 14,573,941 18,674,085 23,472,440 29,082,560
III Cân đôi thu chi 54,901,084 64,560,276 75,920,458 89,261,496 104,907,704 123,234,756 144,677,668
IV Cân đối thu chi tích lũy (986,626,412) (880,998,075) (755,999,728) (608,172,676) (433,484,999) (227,240,141) 16,028,772

 

 

BẢNG 6.4 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NĂM THỨ 19 – 24

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 19 Năm 20 Năm 21 Năm 22 Năm 23 Năm 24
I Dòng thu 327,512,174 376,639,000 433,134,850 498,105,077 572,820,839 658,743,965
1 Doanh thu 327,512,174 376,639,000 433,134,850 498,105,077 572,820,839 658,743,965
II Dòng chi 157,772,183 177,634,578 199,854,873 224,671,708 252,619,930 284,110,132
1 Chi phí hoạt động 122,136,263 134,349,889 147,784,878 162,563,366 178,819,703 196,701,673
2 Chi phí đầu tư ban đầu
3 Thuế TNDN 35,635,920 43,284,689 52,069,994 62,108,342 73,800,227 87,408,458
III Cân đôi thu chi 169,739,990 199,004,422 233,279,977 273,433,369 320,200,909 374,633,833
IV Cân đối thu chi tích lũy 305,685,801 504,690,222 737,970,200 1,011,403,568 1,331,604,477 1,706,238,311

 

 

 

BẢNG 6.5 : CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NĂM THỨ 25 – 30

DỰ ÁN : BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HÒA BÌNH XANH

Đơn vị tính: USD

TT Nội dung Năm 25 Năm 26 Năm 27 Năm 28 Năm 29 Năm 30
I Dòng thu 757,555,560 871,188,893 1,001,867,227 1,152,147,312 1,324,969,408 1,523,714,820
1 Doanh thu 757,555,560 871,188,893 1,001,867,227 1,152,147,312 1,324,969,408 1,523,714,820
II Dòng chi 319,608,584 359,644,998 404,821,387 455,822,198 513,425,891 578,518,174
1 Chi phí hoạt động 216,371,841 238,009,025 261,809,927 287,990,920 316,790,012 348,469,013
2 Chi phí đầu tư ban đầu
3 Thuế TNDN 103,236,744 121,635,974 143,011,460 167,831,278 196,635,879 230,049,161
III Cân đôi thu chi 437,946,975 511,543,895 597,045,840 696,325,114 811,543,517 945,196,645
IV Cân đối thu chi tích lũy 2,144,185,286 2,655,729,181 3,252,775,021 3,949,100,135 4,760,643,652 5,705,840,297

 

 

BẢNG 6.6 : CÁC CHỈ TIÊU HOÀN VỐN

Tỉ suất chiết khấu 5%

CÁC CHỈ TIÊU HOÀN VỐN
Hiện giá thuận (5% chiết khấu, tới năm 25) 363,691,540
Tỉ suất thu hồi nội bộ (tới năm 30) 9,92%
Thời gian hoàn vốn 17 năm
Thời gian hoàn vốn (chiết khấu 5%) 17 năm
Điểm hòa vốn 10 Năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao và đông đảo. Hòa Bình Xanh nhận được sự trợ giúp và hợp tác quý báu từ phía các tổ chức và cá nhân tại Hoa Kỳ:

Nhiều Giáo sư và Bác sĩ trưởng tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ, Pháp, Ấn Độ, Singapore sẵn sàng làm việc cho Hòa Bình Xanh.

Trung tâm Y tế Thế giới sẽ cung cấp cho Hòa Bình Xanh đội ngũ bác sỹ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp theo chương trình như đội ngũ Bác sĩ thuộc tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới sẵn sàng hợp tác với Hòa Bình Xanh.

Hơn nữa, Hòa Bình Xanh nhận được sự trợ giúp của Bộ Y tế thông qua quyền lựa chọn bác sỹ và y tá từ các bệnh viện ở miền Nam Việt Nam để đào tạo làm việc cho Hòa Bình Xanh.

Quá tải bệnh viện là nguyên nhân làm gia tăng tai biến, giảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tăng chi phí điều trị, giảm hiệu quả đầu tư y tế, tăng áp lực công việc và tâm thần cho người thầy thuốc. Quá tải bệnh viện gây nên bức xúc cho người bệnh, cán bộ y tế và toàn xã hội; là nỗi ám ảnh của người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Triển khai thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh. Đề án giảm quá tải bệnh viện bao gồm các nội dung chính là: Tăng số giường bệnh viện trên phạm vi cả nước để đạt tỷ lệ 26 giường/10.000 dân vào năm 2020; Nâng cao năng lực chuyên môn tuyến dưới; Hoàn thiện cơ chế chính sách; Tăng cường công tác chuyên môn, kỹ thuật; Thông tin, truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện sẽ nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế cơ sở. Các kỹ thuật cao được chuyển giao cho các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới thực hiện ngay tại cơ sở giúp cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao và/hoặc trực tiếp được các bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu của các bệnh viện tuyến trung ương khám, điều trị ngay tại các cơ sở y tế tuyến dưới, tránh được các trường hợp người bệnh vượt tuyến không cần thiết, gây quá tải bệnh viện cho tuyến trung ương, tốn kém tiền bạc.

Tạo điều kiện cho các bệnh viện tuyến trên tập trung phát triển kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm dần lượng người bệnh ra nước ngoài điều trị. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tuyến dưới đào tạo được nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị tại chỗ cho nhân dân địa phương. Từng bước xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân và người bệnh vào hệ thống khám, chữa bệnh tại cơ sở và cả hệ thống y tế, giúp ngành y tế thực hiện thắng lợi công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng.

Giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện sẽ góp phần làm giảm những hậu quả của quá tải bệnh viện, giảm tai biến điều trị, rút ngắn được thời gian, chi phí khám, chữa bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội; tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm đi những vấn đề bức xúc của xã hội, những mặt trái của xã hội trong môi trường bệnh viện.

Với quan điểm đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển, giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện không chỉ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao uy tín và tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành y tế, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà còn góp phần bảo đảm an sinh, xã hội, phát triển kinh tế đất nước; hướng tới mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

11.1 Tăng thu ngân sách Nhà nước

Theo dự tính, bệnh viện sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 25 năm hoạt động ước tính là 300 triệu USD (6.300 tỉ đồng).

11.2 Chuyển giao kiến thức và công nghệ hiện đại

Dự án sẽ mang các dịch vụ y tể chất lượng cao và các phương pháp điều trị tiên tiến vào Việt Nam. Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương sẽ tập trung vào các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh từ xa, là các phương pháp rất mới và độc đáo tại Việt Nam. Các phương pháp này sẽ góp phần đưa nền y tế của Việt Nam và khu vực lên một tầm cao mới.

11.3 Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người Việt Nam

Dự án ước tính sẽ tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực y tế và thu nhập ổn định cho hơn 1000 người Việt Nam. Nhân viên người Việt Nam sẽ được đào tạo để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Dự án cũng tạo ra hàng loạt việc làm trong lĩnh vực xây dựng, vận tải và các hoạt động hỗ trợ khác tại thành phố Bình Dương và trên toàn đất nước.

11.4 Đóng góp vào nền y tế Việt Nam

Dự án có thể cứu song hàng ngàn người mỗi năm nhờ vào khả năng điều trị các loại bệnh hiểm nghèo, và nhờ vào khả năng chẩn đoán và điều trị từ xa.  sẽ chú trọng vào việc chuẩn đoán và điều trị các bệnh hiểm nghèo và bệnh truyền nhiễm như ung thư, AIDS, tim mạch, sốt rét.

Dự án cũng góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, và người bệnh cũng không phải tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc để đi nước ngoài điều trị.

Thêm vào đó, Dự án cũng xem xét nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng quốc tế cho người nghèo, đặc biệt là cho trẻ em các gia đình nghèo khó tại thành phố Bình Dương và các khu vực lân cận. Dự án cũng có kế hoạch dành một khoản ngân sách để phục vụ cho việc điều trị miễn phí cho một số bệnh nhân nghèo.

Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở cả khu vực khám bệnh và điều trị nội trú, tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản, nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.

Góp phần giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trong tình trạng quá tải trầm trọng.

Góp phần nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hiện đang trong tình trạng dưới tải.

Góp phần giảm thời gian và lưu lượng người bệnh chờ khám trong cùng một thời điểm tại khoa khám bệnh của các bệnh viện quá tải trầm trọng.

Góp phần tăng số giường bệnh viện trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, ưu tiên cho 5 chuyên khoa: ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

Đối với các tỉnh, thành phố khác:

– Tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch tổng thể mạng lưới khám, chữa bệnh, trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi;

– Tập trung nguồn vốn để hoàn thành đầu tư theo tiến độ đối với các bệnh viện tuyến tỉnh theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 và các bệnh viện tuyến huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển hệ thống bệnh viện vệ tinh.

Phát triển mạng lưới phòng khám bác sĩ gia đình.

11.5 Tăng cường công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.

Luân phiên, luân chuyển cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới để chuyển giao kỹ thuật trọn gói cho tuyến dưới, đặc biệt là cho bệnh viện tuyến huyện, giúp hạn chế chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Điều tra tổng thể nguồn nhân lực y tế, để xác định rõ nhu cầu thực tế cần bổ sung;

Tổ chức đào tạo ngắn hạn, dài hạn để phát triển và nâng cao nguồn nhân lực y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chú trọng tới các chuyên khoa ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản, nhi.

11.6 Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện

– Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Kịp thời xây dựng, cập nhật, bổ sung các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuẩn.

– Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh, hạn chế tối đa người nhà tham gia chăm sóc người bệnh để giảm lưu lượng người ra, vào và ở lại bệnh viện.

– Quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hạn chế hiện tượng lạm dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

11.7 Bố trí, sắp xếp hợp lý các khoa phòng

– Xây dựng các quy chuẩn cơ sở hạ tầng bệnh viện; ưu tiên xây dựng khoa khám bệnh theo đúng quy chuẩn.

– Sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang quá tải trầm trọng.

11.8 Tăng cường điều trị ngoại trú, giảm người bệnh điều trị nội trú

– Tổ chức liên kết, liên thông giữa các bệnh viện đang có công suất sử dụng giường bệnh  trên 120% với các bệnh viện trong khu vực để điều tiết lưu lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện.

– Chuẩn hóa tiêu chuẩn, quy trình nhập viện điều trị nội trú.

– Nâng cao chất lượng điều trị để giảm ngày điều trị nội trú trung bình một cách hợp lý.

– Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ khám bệnh mới như khám chữa bệnh ban ngày; chăm sóc tại nhà; tư vấn sức khỏe từ xa; đặt lịch hẹn khám, tái khám qua điện thoại, internet.

– Sàng lọc theo mức độ nặng nhẹ của bệnh để chỉ định nhập viện hợp lý, chuyển sang điều trị ngoại trú đối với các bệnh mạn tính trước đây vẫn điều trị nội trú.

– Tăng cường các hình thức điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày tại khoa khám bệnh nhằm giảm lưu lượng người bệnh vào điều trị nội trú.

       11.9 Xây dựng quy trình khám bệnh hợp lý

– Sắp xếp, mở rộng khoa khám bệnh khang trang, hiện đại.

– Tăng thời gian khám bệnh của khoa khám bệnh khi có số lượng người bệnh khám đông.

– Bảo đảm đủ nguồn nhân lực cho khoa khám bệnh trên cơ sở định mức lao động cụ thể của từng công việc cho khoa khám bệnh; Bố trí cán bộ hướng dẫn thủ tục quy trình khám bệnh cho người bệnh đến khám bệnh.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa khám bệnh, trong đó chú trọng vào các hoạt động: phát số khám bệnh tự động, hẹn ngày giờ khám bệnh, công khai thời gian chờ khám bệnh của người bệnh.

– Cải cách thủ tục thanh toán giá dịch vụ y tế bảo đảm đơn giản, thuận tiện cho người bệnh.

       11.10 Tăng cường công tác y tế dự phòng

– Tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch, trong đó tập trung vào các bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng như bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh mới nổi.

– Chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng như bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh lạ, bệnh mới nổi.

– Triển khai Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, các Chương trình giảm yếu tố nguy cơ tác động không tốt đến sức khỏe.

11.11 Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

11.12 Truyền thông, giáo dục sức khỏe

Chú trọng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng về phòng chống bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động mọi người tự phòng bệnh chủ động, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Tại thời điểm hiện nay, ngành y tế đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Tuy nhiên nghị quyết số 21 của Bộ Chính Trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm Y Tế từ nay đến năm 2020. Sự kiện này khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước ta đối với việc chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân.

Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, Bệnh Viện Quốc Tế Hòa Bình Xanh thực hiện theo định hướng hiện đại hóa y tế hướng tới cộng đồng.

Với sự ra đời của  Bệnh viện đa khoa quốc tế Hòa Bình Xanh Bình Dương và Khu dân cư Hòa Lân sẽ đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của ngành y tế Việt Nam và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện nay./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Bệnh viện quốc tế Hòa Bình Xanh
Chat Facebook
Gọi điện ngay