TẠI SAO XUẤT HIỆN TRẦM CẢM SAU SINH

Thứ Năm, 4 Tháng Tư, 2019 883 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh rất phức tạp, vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng thường có thể chi thành ba phương diện là nhân tố về sinh lý, thể chất và tâm lý xã hội.

Về mặt sinh lý, trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hoocmone thay đổi khá mạnh, nếu hoocmone nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai nhưng sau khi sinh sẽ giảm rất nhanh. Vì thế sự giảm xuống nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu tạo ra chứng trầm cảm. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng hoocmone vỏ thượng thận và hoocmone tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm

Về thể chất, những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ tuổi còn ít, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng rất dễ xuất hiện hiện tượng trầm cảm sau sinh.

Về mặt tâm lý xã hội, do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ mệt mỏi, hay bị mất ngủ và cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần bị suy nhược trong thời gian dài, sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm theo đó xuất hiện. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Vấn đề tâm lý thích ứng được tạo ra do sự thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn sự thay đổi về vai trò: sản phụ trong thời gian mang thai đang là đối tượng được chăm sóc, lại chuyển thành vai trò người mẹ sau khi sinh và cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt với rất nhiều vấn đề của em bé, sản phụ không biết làm sao cho tốt.

Khi đó, nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì vai trò của sản phụ là đối tượng được chăm sóc thì sản phụ dễ nảy sinh tâm lý cô lập và thất vọng vô cùng. Còn có một số tâm lý dự cảm cá nhân, như em bé có phải là niềm mong đợi của sản phụ và gia đình không, sức khỏe em bé, sự thay đổi của gia đình sau khi em bé ra đời, sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh, đều là các nhân tố thường gặp có ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ.

TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM SAU SINH

Triệu chứng thường gặp của trầm cảm sau sinh xuất hiện sau khi sinh 1 tuần là tâm trạng không vui, dễ kích động, dễ cáu gắt, buồn tủi, khóc vô cớ, thậm chí có trường hợp thay đổi tâm lý quá lớn, sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng sợ sệt. Nếu được quan tâm kịp thời, chứng trầm cảm thường mất đi sau 1 tuần.

Còn “trầm cảm sau sinh” xuất hiện muộn hơn, ngoài những triệu chứng như hụt hẫng tâm lý, còn có các triệu chứng như thể trạng yếu, uể oải không muốn làm gì, nhu cầu ăn giảm, mất ngủ… Những điều này cần được gia đình sản phụ chú ý. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện cả ngày, nếu không có trị liệu thích hợp có thể sẽ kéo dài từ sáu đến chín tháng.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRẦM CẢM SAU SINH

Nhận thức của gia đình với chứng trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Nếu có thể phòng chống trước và sớm phát hiện, phối hợp trao đổi lúc thích hợp, đặc biệt là giao lưu về mặt tình cảm sẽ giảm thiểu triệu chứng trầm cảm.

Khi sản phụ và gia đình nhận thấy có những tình cảm tâm lý bất thường vượt quá 1 tuần, thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Điều này rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.

Do người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé, nhất là trong giai đoạn đầu khi em bé sinh ra là bắt đầu cảm nhận các thông tin như ngôn ngữ, hành động và tình cảm của người mẹ, nên sự ổn định tình cảm của người mẹ rất quan trọng.

Trị liệu có thể tiến hành từ tư vấn đến điều trị bằng thuốc. Qua tư vấn, sản phụ và chồng cũng như các thành viên trong gia đình có thể nhận thức nhiều hơn về chứng trầm cảm sau sinh, phát hiện nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh, cùng sản phụ đối diện và giải quyết các vấn đề này.

Trị liệu bằng thuốc là phương pháp khá hiệu quả và rất nhanh chóng. Hiện nay người ra thường dùng thuốc chống trầm cảm và chống lo lắng, thuốc này rất an toàn và ít tác dụng phụ. Nhưng phải chú ý rằng có một số loại thuốc sẽ tiết ra theo sữa. Để tránh truyền thuốc cho em bé, nếu sản phụ cho con bú thì phải trao đổi chi tiết với Bác sĩ. Có những người thắc mắc, liệu những người mắc chứng trầm cảm sau sinh có phải là người bị tâm thần nặng không? Thực tế là không phải, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ ảnh hưởng đến em bé rất nhiều nên người mẹ cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tâm sinh lý, như thế mới có thể tạo ra môi trường tốt nhất cho em bé phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com
Bệnh viện quốc tế Hòa Bình Xanh
Chat Facebook
Gọi điện ngay